Đăng ký ngành nghề kinh doanh là việc lựa chọn mã ngành kinh tế của những lĩnh vực doanh nghiệp thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Cách đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định hiện hành như sau:

Tra cứu ngành nghề doanh nghiệp cần thay thế

Tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, khi tra cứu bảng danh sách ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp có các màu màu đỏ và màu xanh khác biệt, thì đó là những ngành nghề phải mã hóa và thay đổi. Cụ thể:

Điều kiện để tra cứu được các mã ngành cần được mã hoá, thay đổi theo đúng quy định hiện hành như trên. Doanh nghiệp cần tạo tài khoản đăng ký và sử dụng chữ ký số trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện áp dụng việc cập nhật ngành nghề theo quy định mới

Việc điều chỉnh, thay thế và mã hóa ngành nghề kinh doanh theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp thành lập trước 20/08/2018. Doanh nghiệp khi phát hiện ngành nghề kinh doanh bị thay đổi hoặc bãi bỏ theo Quyết định mới, thì doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động theo nội dung ngành nghề kinh doanh đã đăng ký. Doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện việc tra cứu và cập nhật theo hệ thống ngành kinh tế mới.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trước 20/8/2018 khi thực hiện các thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp. Cần thực hiện việc tra cứu, mã hóa và cập nhật lại ngành nghề kinh doanh theo quy định mới thì mới được chấp thuận việc thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh.

Thành lập công ty đa ngành nghề có tốt không?

Hiện nay, theo Luật doanh nghiệp 2020 thì Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không còn ghi nhận danh sách ngành, nghề kinh doanh, thông tin này được Phòng đăng ký kinh doanh ghi trong giấy xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy ưu tiên hàng đầu khi đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là đảm bảo đăng ký đủ ngành nghề bao gồm cả các lĩnh vực dự trù sẽ phát triển kinh doanh sau này. Vì vậy hầu như các chủ doanh nghiệp đều lựa chọn thành lập công ty đa ngành nghề để tiện cho việc phát triển kinh doanh và đỡ phải thay đổi giấy phép kinh doanh.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà khi doanh nghiệp hoạt động cần phải đáp ứng điều kiện đặc thù cụ thể (đảm bảo an ninh trật tự, quốc phòng, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức xã hội…).

Để hoạt động trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần phải thực hiện, đăng ký, xin cấp phép kinh doanh hoạt động (giấy phép con) về ngành nghề đó. Để tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn thực hiện theo cách sau:

Bước 1: Truy cập địa chỉ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh

Bước 2: Chọn mục Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Bước 3: Bạn có thể tìm kiếm ngành nghề kinh doanh liên quan trên thanh công cụ tìm kiếm của trang Cổng thông tin. Hoặc bạn có thể tìm theo lĩnh vực kinh doanh dự kiến của doanh nghiệp.

Hoặc bạn có thể tra cứu các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà chúng tôi đã tổng hợp chi tiết tại bài viết: Danh mục 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Mới 2024)

Thay đổi ngành nghề doanh nghiệp thành lập trước 20/8/2018

Đối với những doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/08/2018 sẽ cần phải điều chỉnh lại một số ngành nghề khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh. Vì từ ngày 20/08/2018 sẽ có hiệu lực của Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Sửa đổi, bổ sung và thay thế cho Hệ thống ngành nghề cũ từ năm 2007.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp

Khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp, việc tra cứu, lựa chọn mã ngành nghề kinh doanh phù hợp là việc cần thiết và bắt buộc. Vậy nên, để tra cứu ngành nghề kinh doanh trước khi thành lập công ty/doanh nghiệp. Bạn có thể truy cập vào trang Danh mục ngành nghề kinh doanh để tìm và lựa chọn cho doanh nghiệp mình những mã ngành phù hợp.

Xem thêm: Danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất

Tư vấn đăng ký ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp

Luật Trí Nam chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp và thay đổi giấy phép kinh doanh uy tín tại Hà Nội, với trên 12 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp chúng tôi đảm bảo luôn cung cấp giải pháp tốt nhất, hoàn thiện nhất trong phương án triển khai các dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Hiện tại:

Vì vậy ngay hôm nay khi Quý vị có nhu cầu tư vấn về ngành nghề kinh doanh, đăng ký ngành nghề kinh doanh hãy liên hệ

Điện thoại: 0934.345.755 - 0934.345.745

Trên đây chỉ là một số chia sẻ giúp ích cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty đa ngành nghề hoặc thay đổi đăng ký doanh nghiệp trong việc bổ sung ngành nghề kinh doanh. Công ty Luật Trí Nam rất mong được cộng tác cùng quý khách hàng trong công việc.

+ Bổ sung ngành nghề kinh doanh

Tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp là việc làm cần thiết để kiểm tra, tra cứu xem doanh nghiệp đó có được hoạt động kinh doanh, hoặc xuất hóa đơn cho mặt hàng, dịch vụ cụ thể nào đó anh không. Ngoài ra, việc tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực nhằm mục đích tham khảo để đăng ký kinh doanh cũng là việc nên làm. Sau đây, Lạc Việt sẽ chia sẻ cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp chi tiết và đơn giản.

Đăng ký ngành nghề kinh doanh thường gặp vướng mắc gì?

Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Thực tế khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành doanh nghiệp gặp một số các bất cập sau:

Ví dụ: Sản xuất phân bón được cho vào mã ngành sản xuất khác chưa được phân vào đâu gây khó khăn cho việc giới thiệu doanh nghiệp tới các đối tác. Tuy vậy bạn cũng nên biết: Ngành nghề kinh doanh không còn hiển thị trên GCN đăng ký doanh nghiệp; Hoạt động kinh doanh được quản lý theo mã ngành chứ không quản lý theo câu chữ của ngành nghề. Do vậy bất cập này không làm gián đoạn hay ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Tra cứu ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế doanh nghiệp

Bước 1: Truy cập vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng lý doanh nghiệp

Bước 2: Nhập mã số thuế của doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tra cứu

Sau khi nhấp chọn đúng doanh nghiệp cần tra cứu, hệ thống tra cứu thông tin sẽ hiện thị các nội dung về doanh nghiệp như:

Tại mục “Ngành, nghề theo hệ thống ngành kinh tế Việt Nam” là những ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Đó cũng chính là thông tin về ngành nghề kinh doanh cần tra cứu bằng mã số thuế của doanh nghiệp.

Những lưu ý khi tra cứu ngành nghề kinh doanh

Hiện nay, khi tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trên cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp sẽ không còn hiển thị nội dung chi tiết của ngành nghề kinh doanh. Mà chỉ hiện thị mã ngành nghề cấp 4 và tên ngành liên quan.

Vì vậy, khi tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, phần chi tiết ngành nghề này sẽ không hiện thị như trên bản điều lệ của công ty khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Khi đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh, hoặc tra cứu ngành nghề kinh doanh để thành lập công ty. Tại một số ngành nghề sẽ phải ghi câu điều kiện bắt buộc ở tại một số địa phương cụ thể.

Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh khi đăng ký mới hoặc bổ sung thêm mã ngành: 4632 – “Bán buôn thực phẩm”, doanh nghiệp sẽ phải ghi thêm câu điều kiện “(không hoạt động tại trụ sở)” phía dưới nội dung ngành nghề kinh doanh. (Theo quyết định quy hoạch địa chỉ kinh doanh nông sản thực phẩm tại Quyết định 64/2009/QĐ-UBND và Quyết định 79/2009/QĐ-UBND)

➦ Tham khảo: Công cụ tra cứu mã ngành nghề kinh doanh nhanh và chính xác

Trên đây là cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trước khi đăng ký thành lập công ty hoặc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Hãy liên hệ với Lạc Việt để được hỗ trợ tìm mã ngành nghề phù hợp theo lĩnh vực kinh doanh. Bạn không cần phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện việc tra cứu, tìm kiếm thông tin.