Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Các loại hình truyền thông đa phương tiện

Buổi phát sóng truyền hình đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam diễn ra vào tối 7 tháng 9 năm 1970. Năm 1971, Đài Tiếng nói Việt Nam thành lập Ban biên tập Vô tuyến truyền hình (tiền thân của Đài Truyền hình Việt Nam). Ngày 19 tháng 5 năm 1980, Ban biên tập Vô tuyến truyền hình tách khỏi Đài Tiếng nói Việt Nam, chuyển thành Đài Truyền hình Trung ương, đến năm 1987 thì đổi tên thành Đài Truyền hình Việt Nam. Ngày 7 tháng 9 hàng năm được chọn là ngày thành lập Đài Truyền hình Việt Nam[25]

Đài Tiếng nói Việt Nam hiện có:

Từ ngày 2 tháng 11 năm 1998 (thời điểm báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên) cho đến nay, có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy:

Sáng 19 tháng 1 năm 2021, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình ông, kể cả bản thân Trần Tiến ngỡ ngàng và bức xúc trước thông tin thất thiệt được lan truyền: "Từ sáng giờ tôi nhận được rất nhiều cuộc điện thoại từ mọi người. Tôi cũng bất ngờ, tôi chưa chết mà sao lại rủa cho tôi chết?[39][40] Sau khi sự việc xảy ra, trang Fanpage chính thức của đài đã gửi lời xin lỗi chính thức tới nhạc sĩ.[39]

Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam bị tấn công mạng

Sáng ngày 12 tháng 6 năm 2021, khi Báo Điện tử VOV đã công khai đăng hai bài báo với tựa đề "Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng"[41] và “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm”[42], nhiều người đã phản ứng dữ dội với lý do "thông tin trong bài phiến diện một chiều, không đứng ra tấn công các nghệ sĩ sai phạm, lừa đảo người dân mà đứng ra công kích người vạch trần những hành vi sai phạm như vậy".[43] Nghi ngờ có tính chất lợi ích nhóm ở đây, đến trưa cùng ngày, toàn bộ các nền tảng xã hội của báo trên Google, Facebook bị "khủng bố" bằng các bình luận đe dọa, công kích, kêu gọi tẩy chay... Sau đó, các fanpage khác của VOV1, VOV2, Kênh truyền hình VOV… cũng liên tiếp nhận hàng trăm bình luận tương tự. Các phóng viên thực hiện loạt bài này cũng bị hàng loạt tài khoản nặc danh gửi tin nhắn công kích, đe dọa. Không dừng lại ở đó, một số người còn dò tìm số điện thoại, mạng xã hội của vợ hoặc chồng phóng viên VOV để công kích dưới dạng tin nhắn.[44]

Đến sáng 13 tháng 6, báo điện tử VOV bị tấn công mạng khiến cho việc truy cập vào địa chỉ vov.vn rất khó khăn, chập chờn. Đến 13 giờ cùng ngày, Báo Điện tử VOV đã bị tấn công mạng khiến bạn đọc không thể truy cập trong nhiều giờ sau đó.[45]

Ngay sau đó, VOV đã khẩn cấp liên hệ với các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để phối hợp giải quyết, xử lý những sai phạm của các đối tượng quá khích khi cố tình tấn công các nền tảng kỹ thuật của một cơ quan truyền thông quốc gia.[44]

Trải qua hơn 70 năm kể từ lúc hình thành, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng những huân chương và danh hiệu cao quý:[1]