Địa điểm: Võ Nguyên Giáp, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì?

Kỹ thuật cơ điện tử hay còn được gọi là Cơ điện tử, là sự kết hợp giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật máy tính và kỹ thuật điện tử. Bạn có thể hiểu đơn giản thế này: Các kỹ sư tin học có thể tạo ra trí thông minh nhân tạo nhưng không có kiến thức về cơ khí, còn các kỹ sư cơ khí không thể làm máy móc thông minh hơn, kỹ sư điện tử có thể điều khiển và kết nối tín hiệu nhưng lại không thể kết nối trí thông minh nhân tạo vào các thiết bị cơ khí để điều khiển. Chính vì vậy, kỹ sư Cơ điện tử ra đời có thể đáp ứng hết các thiếu sót trên và phối hợp nền tảng của các ngành lại với nhau.

Một kỹ sư cơ điện tử sẽ đưa hệ thống điều khiển bằng điện tử vào sản phẩm cơ khí, thông qua hệ thống điện tử kết nối với hệ thống trí thông minh nhân tạo để làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Một ví dụ tiêu biểu cho sản phẩm của cơ điện tử đó là Robot. Theo học ngành này bạn có thể nghiên cứu tạo ra robot và các hệ thống tự động hóa để tăng độ chính xác của công việc và giảm sự phụ thuộc vào con người.

Robot – sản phẩm tiêu biểu của ngành Kỹ thuật cơ điện tử

Theo học ngành Kỹ thuật cơ điện tử, bạn sẽ được trang bị các kiến thức về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính; hệ thống điều khiển nhúng, đo lường và điều khiển thông minh; hệ thống nén – thủy lực; và các kiến thức về robot, cảm biến. Một số môn học tiêu biểu có thể kể đến: thiết kế hệ thống số, các hệ thống cơ điện tử, mạch giao diện máy tính, đo lường và dụng cụ đo, truyền động cơ khí, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi,…

Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo phát triển các kỹ năng: tư duy sáng tạo, kỹ năng tư duy logic, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm,…giúp phát huy tối đa các tố chất cần thiết của một người kỹ sư cơ điện tử.

Tìm hiểu về ngành Kỹ thuật cơ điện tử của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hiện nay Đại học Bách Khoa Hà Nội có 4 mã ngành đào tạo về Kỹ thuật cơ điện tử đó là : ME1 (Kỹ thuật cơ điện tử), ME-E1 (Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến), ME-LUH (Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức)) và ME-NUT (Cơ điện tử – đại học Nagaoka (Nhật Bản)).

Đây là ngành được xây dựng dựa trên ngành Cơ điện tử cũ và có thêm sự tham khảo chương trình đào tạo của các trường nổi tiếng trên thế giới như Stanford, Shibaura, NTU,… Nội dung chương trình học như sau:

Là trường có truyền thống đào tạo Cơ điện tử lâu đời nên Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn có đội ngũ giảng viên uy tín nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên môn rộng và vững chắc để đáp ứng tốt nhu cầu công việc của ngành.

Một điểm cộng cực lớn cho sinh viên của HUST đó chính là thực hành. Thời lượng thực hành lớn cùng với cơ sở vật chất hiện đại giúp sinh viên không bỡ ngỡ khi ra làm việc trong môi trường thực tế. Các kỹ năng như: thiết kế, chế tạo, lắp ráp, bảo dưỡng, vận hành,…đều được giảng viên hướng dẫn rất tận tình, nhờ đó bạn cũng có thể kết hợp thành thạo khả năng sử dụng công cụ hiện đại để thiết kế, nghiên cứu, chế tạo, vận hành và xây dựng các sản phẩm cơ điện tử.

Với mã ngành ME1, bạn có thể chọn hệ Cử nhân (4 năm), hệ kỹ sư (5 năm), hệ Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc hệ Tiến sĩ (8,5 năm), mức học phí dao động từ 22-28 triệu đồng/ năm, đây là mức học phí trung bình của sinh viên khối ngành cơ khí.

Ngành Kỹ thuật cơ điện tử chương trình tiên tiến ME-E1

Đây là hệ đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo ngành Cơ điện tử của Đại học Chico (Mỹ), Đại học Sibaura (Nhật Bản) và Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU). Chương trình học sẽ thay đổi đôi chút:

Ngoài nội dung đào tạo thì một đặc điểm khác biệt nữa so với ME1 là chương trình học được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đây là cơ hội rất tốt để bạn trau dồi vốn tiếng Anh của mình, tiến tới làm việc trong môi trường quốc tế. Vì là hệ tiến tiến nên học phí cũng hơi cao, tầm 40-45 triệu đồng/ năm.

Ngành Cơ điện tử – Đại học Leibniz Hannover (Đức) ME-LUH

Đây là chương trình đào tạo kết hợp giữa Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Leibniz Hannover – một trong những trường hàng đầu của Đức. Dù kết hợp với đại học của Đức nhưng ngôn ngữ dạy học vẫn chủ yếu bằng tiếng Việt nhé. Các bạn sẽ được học thêm 1000 giờ tiếng Đức và từ năm thứ 3 trở đi, bạn được học một số môn bằng tiếng Đức với chuyên gia của Đại học Leibniz Hannover. Quá xịn sò đúng không nào?

Học phí của chương trình này khá cao, rơi vào 55-65 triệu đồng/ năm. Bù lại thì bạn sẽ nhận được nhiều “lợi ích” đi kèm: Được học thêm tiếng Đức tại trung tâm Việt Đức uy tín; được tham gia các khóa học tại Đức ở kỳ nghỉ hè trong vòng 2 tháng; được sử dụng các phòng nghiên cứu và phòng thí nghiệm hiện đại bậc nhất; được thực tập tại các tập đoàn và công ty hàng đầu trong nước và quốc tế; được học chuyển đổi sang Đức,…

Nhiều bạn thắc mắc khi học chuyển tiếp sang Đức thì như thế nào đúng không? Về điều kiện, bạn phải hoàn thành 4 năm hệ cử nhân tại ĐHBK HN, đạt điểm kiểm tra đầu vào của ĐH Leibniz Hannover, đặt chứng chỉ tiếng Đức TestDaf 4×3. Theo chính sách của Bộ GD Đức thì sinh viên quốc tế sẽ được miễn học phí, bạn chỉ cần nộp phí nhập học khoảng 100-120 EURO và phí sinh hoạt thôi nhé.

Khi sang Đức bạn cũng được tạo điều kiện làm thêm trong các hoạt động trợ giúp nghiên cứu khoa học với mức thu nhập 7,5 Euro/giờ, 37 giờ/ tháng.

Sau khi học xong, sinh viên trao đổi cũng có cơ hội ký hợp đồng lao động hợp pháp với các doanh nghiệp của Đức để tích lũy kinh nghiệm và tu nghiệp. Điều kiện quá hấp dẫn đúng không nào?

Ngành Cơ điện tử – Đại học Nagaoka (Nhật Bản) ME-NUT

Đại học Công nghệ Nagaoka – Nhật Bản

Cũng tương tự như mã tuyển sinh ME-LUH, ME-NUT là chương trình liên kết với trường Đại học Công nghệ Nagaoka (NUT), đây là một trong những trường đào tạo kỹ thuật uy tín hàng đầu Nhật Bản. Đây là chương trình đào tạo chính duy duy nhất giúp sinh viên được trang bị cả kiến thức chuyên môn và tiếng Nhật chuyên ngành Cơ điện tử. Học phí rơi vào khoảng 55-65 triệu đồng/năm.

Đối với chương trình này sẽ có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 gồm 2,5 năm học tại ĐHBK Hà Nội theo chương trình thống nhất giữa ĐHBK HN với ĐHCN Nagaoka. Trong thời gian này bạn cũng được học tăng cường thêm tiếng Anh và tiếng Nhật.

Đến giai đoạn 2, bạn sẽ có 2 lựa chọn: 1 là học tiếp tại ĐHBKHN, viết tóm tắt luận văn tốt nghiệp và bảo vệ luận văn tốt nghiệp bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Anh, sau 2,5 năm bạn sẽ được nhận bằng kỹ sư của ĐHBK HN. Hoặc bạn học tiếp để lấy bằng cử nhân sau 1,5 năm  của trường ĐHBK HN.

Lựa chọn 2, nếu bạn có đủ kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, có thể chọn học chuyển tiếp sang ĐHCN Nagaoka hoặc các trường đại học khác trong cụm Đại học công nghệ (Gồm có: ĐH Gifu, ĐHCN Toyohashi, Viện Công nghệ Muroran, Viện Công nghệ Kitami, ĐH Gunma, ĐH Wakayama và ĐH Mie), bằng đại học sẽ do các trường này cấp.

Học ngành Kỹ thuật Cơ khí ra trường làm gì?

Theo số liệu dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM công bố thường niên thì nhu cầu nhóm ngành Cơ khí – Luyện kim – Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động. Trong đó, Cơ khí được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc dộ phát triển nhanh chóng. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng nhanh tạo nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người học. Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,…

Thường xuyên tham gia các CLB học thuật giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn

Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Cơ khí, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí thông qua việc thành lập CLB Cơ khí trẻ, CLB Robot; phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập Doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước như: Cty National Instruments, cty TNHH Kỹ thuật tự động – ETEC, cty CP công nghệ Meetech, cty TNHH Cơ điện tử Hiệp Phát,... Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư cơ khí tương lai bắt tay ngay vào công tác chuyên môn và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, lắp đặt – lập trình, ứng dụng - làm chủ công nghệ Cơ khí theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới. Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Kỹ thuật Cơ khí là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Kỹ thuật Cơ khí không, ngành Kỹ thuật Cơ khí xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Kỹ thuật Cơ khí khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành Kỹ thuật Cơ khí,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Kỹ thuật Cơ khí và trở thành một kỹ sư Cơ khí thành công trong tương lai.