Vua Lê Thánh Tông và 27 năm đưa Đại Việt đạt đến đỉnh cao

Vị vua nghiêm khắc, lắm vợ nhiều con trong sử Việt

Có tới 43 phi tần với 142 người con, lại xử tử cả bố vợ, Minh Mạng được xem là vị vua nghiêm khắc và lắm vợ nhiều con nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt nam.

Triều đại có nhiều vua nhất lịch sử

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Hậu Lê là triều đại có thời gian trị vì lâu nhất với hai giai đoạn là Lê sơ và Lê trung hưng. Nhà Lê sơ có thời gian cai quản đất nước trong vòng 99 năm từ 1428 đến 1527, còn nhà Lê trung hưng có 256 năm trị vì, từ năm 1533 đến năm 1789. Đây là triều đại phong kiến “từ tay trắng dựng nên nghiệp lớn”, tồn tại dài nhất trong lịch sử Việt Nam.

Triều Hậu Lê ra đời sau khi Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo và lên ngôi vua. Triều đại này kết thúc vào năm 1789 với sự kiện nhà Thanh phát binh đánh Đại Việt theo sự cầu viện của Lê Chiêu Thống.

Trong suốt thời gian trị vì đất nước, Hậu Lê có tổng cộng tất cả 26 vị vua lên ngôi. Trong đó, thời kỳ Lê sơ có 10 vị vua và thời kỳ Lê trung hưng có 16 vua. Vì vậy, không chỉ là triều đại có thời gian trị vì lâu nhất, Hậu Lê còn là triều đại phong kiến trải qua nhiều đời vua nhất trong sử Việt.

10 vị vua nhà Lê sơ thuộc 6 thế hệ bao gồm: Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Túc Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng. Thời kỳ này, các vua nắm trọng quyền hành, đất nước phát triền và được coi là giai đoạn hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam.

16 vị vua nhà Lê trung hưng bao gồm: Lê Trang Tông, Lê Trung Tông, Lê Anh Tông, Lê Thế Tông, Lê Kính Tông, Lê Thần Tông, Lê Chân Tông, Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông, Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông, Lê Đế Duy Phương, Lê Thuần Tông, Lê Ý Tông, Lê Hiển Tông và Lê Mẫn Đế (Lê Chiêu Thống).