Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8?
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích lớp 9 ngắn gọn?
Mẫu viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống lớp 8?
Mẫu viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết lớp 7?
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa mẫu 1 thăm Đền Hùng
Hè vừa qua em đã được đi thăm di tích đền Hùng nơi mà Bác Hồ từng căn dặn "các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới.
Khu di tích Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Nhắc đến Lễ hội Đền Hùng em nhớ ngay đến câu ca dao "Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba".
Bắt đầu từ chân núi đi lên đầu tiên em nhìn thấy đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng. Tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan. Cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa. Kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương.
Tiếp theo, đoàn dẫn chúng em vào tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật quý. Mọi thứ đều ẩn chứa trong đó một câu chuyện, một bài học riêng. Đó là các chiến tích hào hùng của vua Hùng đánh đuổi quân xâm lược. Đó là tấm gương sáng của người chiến sĩ hy sinh quên mình để bảo vệ vua chúa.
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa mẫu 2 Thăm lăng Bác
Bác Hồ kính yêu là người cha già của dân tộc Việt Nam ta, Bác là vĩ nhân có một không hai trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta, thành tựu và công lao của người không gì có thể so sánh được. Nhân dịp ngày Quốc khánh 2/9 vừa qua em đã được tham quan lăng Bác nơi gìn giữ thi hài của người.
Từ tối hôm trước, mẹ đã chuẩn bị tỉ mỉ những đồ dùng cần thiết cho cuộc hành trình này. Sáng sớm, khi đồng hồ chỉ vừa chạm mốc 5 giờ 30, ngay 6 giờ gia đình em đã có mặt tại Quảng trường Ba Đình nơi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Sau đó, em và gia đình thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn gọi là Lăng Bác. Lăng Bác được khởi công xây dựng vào ngày 2 tháng 9 năm 1973 và hoàn thành vào năm 1975. Công trình này được thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm và giản dị, phản ánh đúng tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Không khí trong lăng thật yên lặng, nghiêm trang. Bác Hồ nằm đó giống như đang ngủ vậy. Khuôn mặt Bác hiền từ giống như trong những bức tranh em được xem. Khi được nhìn thấy Bác, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc.
Sau khi viếng lăng, chúng em tiếp tục thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc, và Bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hiện vật và tư liệu quý báu về cuộc đời của Bác. Tại đây, em nghe được nhiều câu chuyện thú vị về Bác. Giọng kể của hướng dẫn viên khiến những câu chuyện trở nên cảm động hơn bao giờ hết.
Chuyến viếng Lăng Bác của gia đình em đã kết thúc, nhưng không khí trang nghiêm và sự tôn kính vẫn còn đọng mãi trong tâm hồn. Em đã hiểu rõ hơn về Bác Hồ, người lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa mẫu 3 tham quan Nhà tù Hoả Lò
Kháng chiến chống Pháp là một trong những trang sử hòa hùng của dân tộc Việt Nam, để làm nên những trang sử hào hùng đó dân tộc ta cũng phải đổ biết sao xương máu, phải chịu biết bao hi sinh mất mát. Một trong những chứng tích chứng tích cho sự tàn ác của chế độ thực dân và minh chứng của tinh thần bất khất, quật cường của dân tộc Việt Nam đó là di tích nhà tù Hỏa Lò.
Vừa qua em đã được chị gái dẫn đi tham quan Nhà tù Hỏa Lò, hay còn gọi là "Hanoi Hilton," là một nơi giam giữ khắc nghiệt và tăm tối. Được xây dựng bởi thực dân Pháp vào năm 1896, nhà tù này ban đầu được thiết kế để giam giữ các chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng Việt Nam.
Nhà tù Hỏa Lò có nhiều khu vực giam giữ khác nhau, bao gồm một nhà canh gác, một bệnh xá, một nhà thương, hai nhà giam tạm thời (chưa bị xét xử), một nhà sản xuất đồ mộc, sắt, may mặc và da giày, cũng như năm nhà dành cho tù nhân đã bị xét xử và bốn trại xà lim để giam giữ tử tù, tù nhân nguy hiểm và tù nhân vi phạm nội quy nhà tù.
Tại mỗi khu vực, có các bảng chú thích giúp người tham quan hiểu rõ hơn về lịch sử. Em đặc biệt sốc khi tham quan khu nhà giam dành cho tù nhân tử hình, nơi có chiếc máy chém đã từng được sử dụng để thi hành án tử hình những chiến sĩ cách mạng yêu nước, đi đến nơi này em không khỏi rợn người và cũng rất xúc động trước sự hi sinh mất mát của dân tộc ta.
Những căn giam nhỏ bé, chật chội với bốn bức tường dày và tối tăm tạo nên một cảm giác đầy ám ảnh. Em cảm nhận được sự đau đớn và khổ cực mà những chiến sĩ cách mạng đã phải trải qua. Họ đã sống trong những điều kiện khắc nghiệt, nhưng vẫn giữ vững tinh thần kiên cường và lòng yêu nước. Những câu chuyện về sự hy sinh và đấu tranh của họ đã khiến em không khỏi xúc động và tự hào.
Chuyến tham quan này đã giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích. Em hy vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội khám phá thêm nhiều di tích lịch sử của nước mình.
Học sinh lớp 8 phải đạt được năng lực văn học như thế nào?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định học sinh lớp 8, lớp 9 phải đạt được năng lực văn học như sau:
- Hiểu được thông điệp, tư tưởng, tình cảm và thái độ của tác giả trong văn bản; nhận biết được kịch bản văn học, tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do, bi kịch và hài kịch;
- Hiểu được nội dung và hình thức của tác phẩm văn học, hình tượng văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, điểm nhìn, xung đột, luật thơ, kết cấu, từ ngữ, mạch cảm xúc trữ tình; các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ).
- Nhận biết một số nét khái quát về lịch sử văn học Việt Nam; hiểu tác động của văn học với đời sống của bản thân.
Mẫu viết bài văn kể lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử văn hóa lớp 8? (Hình từ Internet)