Được biết đến như là một thiên đường mua sắm nhưng sau tất cả, nếu bạn đi du lịch châu Âu và đặc biệt là mua sắm, bạn cần biết quy trình hoàn thuế tại đây.
Các đầu việc cần làm trước khi thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT
Trước khi bước vào quy trình hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp cần thực hiện một số công việc quan trọng để đảm bảo rằng thủ tục hoàn thuế GTGT được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Đây là những bước chuẩn bị không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mà còn giảm thiểu rủi ro về việc hồ sơ bị trả lại hoặc bị yêu cầu bổ sung thông tin. Do đó, trước khi tiến hành thủ tục hoàn thuế, doanh nghiệp bạn cần chắc chắn đã hoàn tất các công việc sau đây:
1. Tìm hiểu kỹ về thủ tục hoàn thuế GTGT xem đơn vị của mình có đủ điều kiện hoàn thuế không, và nếu có thì thuộc trường hợp hoàn thuế GTGT nào.
2. Khi hoàn thuế GTGT thì phải thanh toán toàn bộ các hóa đơn đầu vào có số tiền thuế đề nghị hoàn kỳ này.
Đồng thời, kiểm tra toàn bộ chứng từ hóa đơn đầu vào, đối chiếu lại với số thuế trên tờ khai thuế xem có khớp ko. Nếu chưa khớp thì thực hiện điều chỉnh số liệu trên bảng kê mua vào mẫu 01-1/HT đúng với số đã kê khai.
3. Nếu hoàn thuế với hàng hóa xuất nhập khẩu, bạn cần có danh sách tờ khai thông quan của các hóa đơn đầu ra trong kỳ hoàn thuế (lấy số liệu từ bộ phận xuất nhập khẩu) rồi copy nội dung vào mẫu 01-2/HT – Danh sách tờ khai thông quan). Trên danh sách tờ khai xuất khẩu bộ phận XNK gửi sẽ không có nước nhập khẩu nên mình tra cứu cảng đến (nơi nhập khẩu hàng) để tìm ra nước nhập khẩu điền vào cột nước nhập khẩu theo mẫu 01-2/HT – Danh sách tờ khai thông quan.
4. Mẫu biểu gửi hồ sơ đề nghị hoàn qua trang thuế gồm mẫu: 01-1/HT (Bảng kê hóa đơn mua vào), 01-2/HT (Danh sách tờ khai thông quan), 01/HT (Giấy đề nghị hoàn) theo thông tư 80/2021/TT-BTC.
5. Trước khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT thì trên tờ khai thuế GTGT của kỳ gửi hồ sơ hoàn phải điền số tiền đề nghị hoàn vào chỉ tiêu số thuế đề nghị hoàn thuế GTGT (Gửi tờ khai thuế GTGT của kỳ làm hoàn thuế GTGT trước khi gửi hồ sơ hoàn thuế GTGT và kỳ kê khai thuế GTGT đó phải trùng kỳ hoàn thuế trên giấy đề nghị hoàn thuế GTGT. Ví dụ tờ khai thuế tháng 08/23 thì kỳ hoàn trên giấy đề nghị hoàn là từ kỳ tiếp sau kỳ hoàn trước đến tháng 08/2023.
6. Số tiền đề nghị hoàn trên giấy đề nghị hoàn phải ít hơn hoặc bằng số tiền đề nghị hoàn trên tờ khai thuế GTGT.
7. Bảng kê mua vào ghi rõ chi tiết từng tên mặt hàng, đơn vị tính, số lượng, đơn giá như hóa đơn đầu vào và điền theo mẫu 01-1/HT.
8. Trước khi làm thủ tục hoàn thuế GTGT, cần liên hệ cơ quan thuế để biết cán bộ xử lý hồ sơ hoàn thuế cho đơn vị của mình.
9. Khi hồ sơ hoàn thuế gửi lên hệ thống sẽ có 1 số lỗi hệ thống báo nhưng cơ quan thuế sẽ không phải xử lý (không có thông báo lý do hồ sơ ko được chấp nhận). Nếu quá 3 ngày làm việc không nhận được thông báo chấp nhận hồ sơ hoàn thuế sẽ phải liên hệ cán bộ thuế để biết lý do hồ sơ không được chấp nhận và sửa lại hồ sơ cho đúng sau đó gửi lại hồ sơ như lần 1 đã gửi.
10. Cơ quan thuế rà soát hóa đơn đầu vào có thể yêu cầu loại các hóa đơn rủi ro ra khỏi số tiền đề nghị hoàn.
11. Lưu ý thêm lỗi hồ sơ hoàn thuế GTGT ko dc chấp nhận trên hệ thống thuế mà cơ quan thuế ko phải xử lý (ko có thông báo lý do hồ sơ ko dc chấp nhận): Số tài khoản ngân hàng nhận tiền hoàn của đơn vị phải đăng ký trên hệ thống thuế và STK đó đã được nhận tiền ở kỳ hoàn trước đó (ko dùng stk mới để nhận tiền hoàn) và tờ khai thuế GTGT của kỳ có số tiền đề nghị hoàn ở chỉ tiêu 42 đối với tờ khai thuộc trường hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu phải trùng kỳ trên giấy đề nghị hoàn.
12. Số thuế đề nghị hoàn đã đề nghị số tiền ở kỳ kê khai thuế chính thức lần đầu mà khi cơ quan thuế phát hiện ra hóa đơn rủi ro yêu cầu loại ra thì kê khai bổ sung điều chỉnh giảm ở kỳ đó vào chỉ tiêu 37 đối với tờ khai thuộc trường hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu (không được kê khai bổ sung lớn hơn số tiền đã đề nghị hoàn ở kỳ chính thức) sau đó đến kỳ kê khai hiện tại điều chình tăng bằng với số tiền đề nghị giảm ở kỳ khai bổ sung số đề nghị hoàn ở chỉ tiêu 37 đã kê vào chỉ tiêu 38 ở kỳ hiện tại.
Trường hợp 2. Thủ tục hoàn thuế GTGT dự án đầu tư
Thủ tục hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư sẽ có phần khác với thủ tục hoàn thuế GTGT xuất khẩu, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ nộp đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước
Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước là văn bản yêu cầu Cơ quan thuế hoàn lại số tiền mà doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách, bao gồm thuế GTGT đã nộp cho các dự án đầu tư. Giấy đề nghị cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin của doanh nghiệp, bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ và số tiền đề nghị hoàn thuế.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần trình bày rõ lý do yêu cầu hoàn thuế. Đối với thuế GTGT dự án đầu tư, lý do thường là doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng đã nộp thuế GTGT đầu vào.
2. Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư
Tờ khai thuế GTGT cũng là một phần quan trọng trong thủ tục hoàn thuế GTGT dự án đầu tư. Đó là biểu mẫu khai báo số thuế GTGT đầu vào phát sinh liên quan đến dự án đầu tư mà doanh nghiệp chưa khấu trừ được. Vì vậy, tờ khai này cần phản ánh đúng số liệu về thuế GTGT, tránh sai sót vì đây là tài liệu cơ sở để xác định số tiền hoàn thuế.
Đối với dự án đầu tư, doanh nghiệp cần đảm bảo sử dụng đúng biểu mẫu quy định (thường là mẫu 02/GTGT theo Thông tư 80), và kê khai chi tiết từng khoản thuế GTGT.
3. Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào.
Bảng kê hóa đơn, chứng từ là tài liệu quan trọng để Cơ quan thuế kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn và chứng từ mua vào có thuế GTGT. Ở đây, bảng kê phải liệt kê tất cả các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã mua vào và có thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ các hóa đơn để tránh trường hợp hóa đơn bị sai thông tin, không hợp lệ hoặc thuộc diện phải điều chỉnh.
4. Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người đại diện theo pháp luật ủy quyền cho người khác thực hiện công việc.
Giấy ủy quyền là tài liệu bắt buộc nếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT thay mặt. Bạn cần đảm bảo giấy ủy quyền đã ghi rõ tên, chức vụ của người ủy quyền, và người được ủy quyền, cùng với nội dung và phạm vi ủy quyền cụ thể về việc thực hiện thủ tục hoàn thuế.
Ngoài ra, giấy ủy quyền cần được công chứng hoặc chứng thực theo quy định pháp luật để đảm bảo tính pháp lý, ghi rõ thời gian ủy quyền và các điều kiện ràng buộc liên quan để tránh tranh chấp hoặc hiểu lầm trong quá trình thực hiện thủ tục.
2- Điều kiện hoàn thuế GTGT dự án đầu tư
Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT đầu vào của dự án đó, nhưng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể dựa trên từng trường hợp như sau:
Điều kiện 1. Dự án đầu tư tại cùng địa bàn với trụ sở chính
Nếu doanh nghiệp đang hoạt động và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có dự án đầu tư (trừ các dự án xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà không hình thành tài sản cố định), thì khi dự án cùng nằm trong địa bàn tỉnh, thành phố với trụ sở chính và đang trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp cần thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án. Thuế GTGT này sẽ được kết chuyển để bù trừ với thuế GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại.
Lưu ý là số thuế GTGT được bù trừ tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp, chúng ta lại chia thành 2 trường hợp. Nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Ngược lại nếu nhỏ hơn 300 triệu đồng thì được kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Điều kiện 2. Dự án đầu tư tại địa phương khác trụ sở chính
Khi doanh nghiệp có dự án đầu tư ở tỉnh hoặc thành phố khác với trụ sở chính và dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, doanh nghiệp phải kê khai riêng và bù trừ thuế GTGT tương tự như trường hợp thứ nhất.
Nếu doanh nghiệp lập Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh để quản lý trực tiếp dự án, Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh cần lập hồ sơ hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương. Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải có con dấu, tài khoản ngân hàng, sổ sách kế toán, và đã đăng ký thuế với mã số thuế riêng.
Sau khi dự án hoàn thành và doanh nghiệp mới thành lập, số thuế GTGT chưa hoàn và đã phát sinh sẽ được bàn giao cho doanh nghiệp mới để thực hiện kê khai và nộp thuế. Các điều kiện về hoàn thuế GTGT sau khi bù trừ cũng thực hiện tương tự như đối với dự án đầu tư cùng địa bàn với trụ sở chính của doanh nghiệp.
Điều kiện 3. Doanh nghiệp không được hoàn thuế GTGT mà sẽ được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
Thời điểm doanh nghiệp không được xem xét hoàn thuế GTGT được tính từ thời điểm doanh nghiệp bị thu hồi một trong các loại giấy tờ nêu trên hoặc từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện về đầu tư kinh doanh có điều kiện.
10 lỗi trong hồ sơ đề nghị hoàn thuế doanh nghiệp cần tránh
Trong khi thực hiện thủ tục hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp có thể mắc phải một số lỗi sai liên quan đến hồ sơ đề nghị hoàn thuế và sẽ bị cơ quan thuế trả lại hồ sơ. Doanh nghiệp bạn sẽ rơi vào trường hợp này nếu bạn phạm phải 1 trong 10 lỗi sai sau:
1- Chưa khai trên Tờ khai GTGT số thuế đề nghị hoàn tại Mẫu 01/GTGT (CT42), Mẫu 02/GTGT (CT30) hoặc khai bổ sung tăng thuế đề nghị hoàn khi đã nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tiếp theo và đã nộp hồ sơ đề nghị hoàn.
2- Số đề nghị hoàn < 300 triệu hoặc hoàn thuế đầu vào của hóa đơn phạm pháp.
3- Kỳ đề nghị hoàn theo diện xuất khẩu nhưng không phát sinh doanh thu xuất khẩu (CT29) hoặc số đề nghị hoàn vượt 10% doanh thu xuất khẩu.
4- Phân bố thuế đầu vào được hoàn của hàng xuất khẩu không đúng quy định.
5- Dữ liệu Tờ khai hải quan trên hệ thống thể hiện hàng hóa xuất khẩu của DN chưa được thông quan.
6- Hoàn dự án đầu tư khi chưa góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký đến thời điểm nộp hồ sơ hoàn hoặc dự án đầu tư không chịu thuế GTGT đầu ra.
7- Dự án đầu tư không phải là mới, hoặcdự án đầu tư đã phát sinh doanh thu hoặc dự án đầu tư xây nhà để bán, không hình thành tài sản cố định.
8- Không bù trừ thuế đầu vào của dự án (Mẫu 02/GTGT) với số phát sinh phải nộp tại Mẫu 01/GTGT (nếu có).
9- Dự án đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên (trừ dự án dầu khí).
10- Dự án đầu tư thuộc diện ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép hoặc Giấy chứng nhận hoặc Văn bản chấp thuận. Dự án đầu tư thuộc diện đăng ký đầu tư nhưng không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy CN đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư. Dự án đầu tư có công trình xây dựng nhưng không có Giấy phép xây dựng và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất hoặc Hợp đồng thuê đất.
Việc nắm rõ các thủ tục hoàn thuế GTGT vừa là trách nhiệm vừa mang lại lợi thế để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh hiện nay. Hy vọng với những kiến thức đắt giá về các thủ tục hoàn thuế GTGT trên đây mà TACA mang lại, doanh nghiệp đã tự có cho mình một chiến lược bảo vệ và phát triển kinh doanh phù hợp trong tương lai.
Dịch vụ hoàn thuế xuất nhập khẩu – giá trị gia tăng của TACA hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng nhận lại số tiền thuế tối đa, giúp cải thiện dòng tiền và giảm thiểu áp lực tài chính. Với đội ngũ chuyên gia tận tâm và nhiều kinh nghiệm, TACA sẽ tư vấn, chuẩn bị hồ sơ chi tiết, từ hợp đồng, hóa đơn đến các chứng từ thanh toán giúp doanh nghiệp tự tin làm việc với cơ quan thuế, đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện suôn sẻ, giúp doanh nghiệp an tâm và tiết kiệm thời gian.
Tham khảo các dịch vụ về thuế khác tại Taca:
(HQ Online) - Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam đề nghị cơ quan Tổng cục Hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, chính sách thuế đối với trường hợp DN chế xuất bán hàng cho DN nội địa.
Trả lời đề nghị của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, các văn bản quy phạm pháp luật đã quy định rõ thủ tục hải quan cũng như các chính sách thuế liên quan đến hàng hóa trong trường hợp DN chế xuất bán cho DN nội địa.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định về đối tượng chịu thuế bao gồm: “Hàng hóa XK từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa NK từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước".
Cũng tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Đối tượng chịu thuế XNK không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa XK từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác”; khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK quy định: “Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát kiểm soát hải quan của cơ quan Hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa XNK và phương tiện, hành khách XNC; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ XNK”.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định: “Trường hợp sản phẩm được sản xuất, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan có sử dụng nguyên liệu, linh kiện NK từ nước ngoài thì khi NK vào thị trường trong nước phải nộp thuế NK theo mức thuế suất trị giá tính thuế của mặt hàng NK vào nội địa Việt Nam”.
Đặc biệt, khoản 3 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “DN chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm đầu tiên lập DN chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký DN chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, DN chế xuất phải được cơ quan Hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế XNK trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp DN chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của DN chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.
Điểm c khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cũng quy định: “DN chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa XNK trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi NK; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép NK đồng ý bằng văn bản”; khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định: “DN chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa NK từ DN chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế XNK”.
Điểm b khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa XNK tại chỗ bao gồm: Hàng hóa mua bán giữa DN nội địa với DN chế xuất, DN trong khu phi thuế quan”; khoản 2 Điều 75 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 51 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa mua, bán giữa DN chế xuất với DN nội địa: DN chế xuất, DN nội địa làm thủ tục hải quan XNK tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này”.
Đối chiếu với các quy định và chính sách hiện hành, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN chế xuất (đáp ứng định nghĩa khu phi thuế quan theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Thuế XK, thuế NK và được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra giám sát hải quan) NK nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất sản (thuộc đối tượng không chịu thuế), sau đó DN chế xuất bán sản phẩm cho DN nội địa thì DN chế xuất và DN nội địa thực hiện thủ tục hải quan XNK tại chỗ.
Khi XK sản phẩm của DN chế xuất vào nội địa thì DN chế xuất sử dụng mã loại hình E42 (XK sản phẩm của DN chế xuất) để khai báo trên tờ khai hải quan XK; DN nội địa khi NK hàng hóa của DN chế xuất phải nộp thuế NK theo mức thuế suất, trị giá tính thuế của mặt hàng NK vào nội địa Việt Nam.
1. VAT (tiếng Ý: IVA) là thuế giá trị gia tang (GTGT) đối với hàng hóa và dịch vụ, và là một phần của hệ thống thuế giá trị gia tăng của Liên minh Châu Âu.
2. Trong một số trường hợp, du khách có thể được hoàn thuế GTGT. Khoản hoàn trả này không bao gồm các dịch vụ do khách sạn, nhà hàng, taxi hoặc đại lý cung cấp.
3. Bạn có thể đủ điều kiện được hoàn thuế GTGT với điều kiện:
4. Hàng hóa đã mua và hóa đơn liên quan phải được xuất trình tại cửa khẩu hải quan khi rời khỏi lãnh thổ EU (nếu bạn định đóng gói các mặt hàng đã mua vào hành lý ký gửi, bạn phải đến Hải quan TRƯỚC KHI làm thủ tục).
5. Sau khi rời khỏi lãnh thổ EU, khách du lịch phải gửi lại hóa đơn gốc đã được cơ quan hải quan xác nhận, cho nhà bán lẻ của Ý. Hóa đơn nói trên phải được trả lại trong vòng bốn tháng kể từ ngày tài liệu được phát hành.
6. Việc lam thủ tục hoàn tiền có thể được thực hiện trực tiếp bởi nhà bán lẻ Ý (tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng cửa hàng bạn đã chọn có treo biển “Mua sắm Miễn thuế” hoặc “Miễn thuế Euro” trên cửa sổ của cửa hàng đó).
7. Một số công ty Miễn thuế có thể hoàn lại tiền mặt VAT ngay lập tức khi hàng hóa rời khỏi lãnh thổ Ý hoặc EU (do đó, hành khách không phải trả lại hóa đơn cho nhà bán lẻ). Tuy nhiên, thủ tục này chỉ áp dụng tại các sân bay quốc tế lớn hoặc các cửa khẩu chính.
8. Các dịch vụ do Công ty Miễn thuế cung cấp bao gồm việc thanh toán một khoản tiền hành chính nhỏ được khấu trừ trực tiếp vào số tiền thuế GTGT được hoàn lại cho khách du lịch. 9. Trong trường hợp khách du lịch không nhận được tiền hoàn thuế GTGT trong một khoảng thời gian nhất định, họ nên liên hệ lại với nhà bán lẻ của Ý hoặc một trong những công ty nói trên.