Ngày 2/10, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, nhằm thực hiện Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 5/7/2024 của UBND TP Hà Nội về việc tổ chức “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, được tổ chức vào ngày 6/10, tại Tượng đài Vua Lý Thái Tổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm, UBND quận đã điều chỉnh lại thời gian hoạt động của các không gian đi bộ trên địa bàn quận.
VƯỚNG MẮC HOÀN THUẾ HƠN 6000 TỶ ĐỒNG
Đề cập về vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng, Viforest cho rằng đây là nút thắt lớn, cần sớm được tháo gỡ để nhiều doanh nghiệp ngành gỗ có thể tồn tại và chờ đợi thời cơ phục hồi.
Theo thống kê sơ bộ của Viforest, số tiền thuế giá trị gia tăng doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu gỗ chưa được hoàn trả (tính đến thời điểm 8/6) là 6,1 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu dăm thuộc Chi hội Dăm gỗ khoảng trên 4 nghìn tỷ đồng (riêng với 11 doanh nghiệp xuất khẩu dăm lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, số thuế chưa được hoàn đến hết tháng 5/2023 là 1.105 tỷ đồng). Các doanh nghiệp hội viên Chi hội Gỗ dán cũng chưa được hoàn thuế trên 500 tỷ đồng; số còn lại khoảng 1,6 nghìn tỷ đồng là thuộc các doanh nghiệp viên nén và chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ khác.
"Các doanh nghiệp đang phải vay vốn ngân hàng với lãi suất rất cao, khi không được hoàn thuế khiến các doanh nghiệp hết sức khó khăn, thiếu vốn để xoay xở và hỗ trợ người lao động trong bối cảnh khan hiếm đơn hàng".
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Đại diện Công ty TNHH Lâm Thanh Hưng cho hay Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoàn thuế VAT vì thời gian hoàn thuế kéo dài, theo quy định thời gian đối với hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau là 40 ngày nhưng hồ sơ hoàn thuế của Công ty bị kéo dài tới hơn 6 tháng mà không nhận được quyết định hoàn hay không hoàn.
Đại diện Công ty TNHH Tỷ Long than phiền: “Việc xác minh tới người dân rất khó cho doanh nghiệp. Công ty nộp hồ sơ hoàn thuế cách đây 2 năm, tới nay vẫn chưa được hoàn thuế do hồ sơ đã được chuyển sang cơ quan công an để điều tra. Hiện hồ sơ hoàn thuế này đã kéo dài 2 năm mà chưa xác minh xong. Mỗi ngày 2 đồng chí công an đi xác minh được 4 hộ gia đình trồng rừng, trong khi doanh nghiệp mua ở nhiều địa bàn từ rất nhiều hộ và cơ sở kinh doanh khác nhau, có thể từ hàng nghìn chủ rừng, nếu đi xác minh đầy đủ có thể phải mất 5 năm”.
Đại diện Công ty TNHH 12/11 Hạ Long nhấn mạnh: “Việc đi xác minh nguồn gốc tới người trồng rừng là không khả thi vì có tình trạng người có sổ thì không có rừng, người trồng rừng thì không có sổ, ngoài ra gỗ keo còn được trồng ở bờ sông, bờ ao,….Như vậy, nhiều người dân trồng và bán gỗ không lấy đâu ra được sổ đỏ để chứng minh diện tích rừng trồng đó là của mình”.
Đối với những lùm xùm xảy ra trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng suốt một năm qua, Viforest cho rằng Tổng cục Thuế nên xem xét lại việc yêu cầu truy xuất thuế đến người trồng rừng. Những doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật, thì cần đưa vào diện điều tra, truy tố, xử lý theo pháp luật. Với những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, đã nộp thuế thì ưu tiên hoàn thuế, nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp được quay vòng vốn.
Viforest và doanh nghiệp gỗ khẩn thiết đề nghị: Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế rà soát lại các vướng mắc tại các văn bản quy định hiện hành để gỡ khó cho doanh nghiệp, đảm bảo dòng tài chính để doanh nghiệp ký kết các hợp đồng mới, tránh trường hợp hiện có nhiều doanh nghiệp có đơn hàng nhưng lại không có dòng vốn để hoạt động sản xuất.
Đề nghị Bộ tài chính, Tổng cục thuế xem xét và trả lời các hồ sơ hoàn thuế, chia ra từng giai đoạn 3 tháng, 6 tháng để giải quyết dứt điểm các bộ hồ sơ cho doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu có hợp đồng với doanh nghiệp thương mại thì cho phép hoàn thuế giá trị gia tăng vì đây là giao dịch kinh tế hợp pháp, đáp ứng đủ các điều kiện hoàn thuế.
"Doanh nghiệp bị phát hiện gian lận hoàn thuế giá trị gia tăng phải bị xử lý nghiêm để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu sản phẩm gỗ tuân thủ pháp luật và giúp ngăn ngừa từ sớm những rủi ro trong lĩnh vực thuế".
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam.
Đề nghị Tổng cục Thuế chỉ đạo và hướng dẫn các cục thuế tỉnh và các chi cục thuế cấp huyện thị tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tới, bao gồm: Đẩy nhanh tiền kiểm các bộ hồ sơ hoàn thuế gia trị gia tăng đang có lịch hẹn; Tăng cường hỗ trợ công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đảm bảo thực hiện đúng thời gian quy định theo luật hiện hành;
Hiện nay quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản theo Thông tư số 26/2022 /TT-BNNPTNT rất phức tạp, không khả thi, mất rất nhiều thời gian và phát sinh nhiều chi phí nếu tiến hành xác minh đầy đủ. Do đó, Viforest đề nghị cơ quan Thuế chỉ tập trung kiểm soát chặt các nhà cung cấp, doanh nghiệp có xuất hóa đơn thông qua hệ thống hóa đơn điện tử.
Viforest đề nghị đưa mặt hàng gỗ ra khỏi nhóm những mặt hàng rủi ro cao trong việc hoàn thuế vì, theo quy định của Luật Lâm nghiệp, gỗ rừng trồng là gỗ hợp pháp.
“Nếu tình trạng hoàn thuế giá trị gia tăng còn kéo dài và chưa có hướng xử lý, Viforest đề nghị bỏ thuế 10% đối với mặt hàng này, nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc hoàn thuế giá trị gia tăng để gian lận ngân sách nhà nước. Hoặc đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để doanh nghiệp đóng thuế hộ khâu chế biến gỗ trung gian với mức 1,5% và doanh nghiệp được phép hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp…”, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest đề xuất.
ĐIỂM SÁNG TỪ THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ VÀ TRUNG ĐÔNG
Theo Viforest, trong bối cảnh các sản phẩm đồ gỗ, đặc biệt là đồ gỗ nội thất và ngoại thất sụt giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu, thì vẫn còn một số mặt hàng thuộc nhóm HS 44 – chủ yếu là gỗ chế biến nông, gỗ sơ chế, gỗ nguyên liệu vẫn giữ được tăng trưởng dương ở một số thị trường.
Trong khi xuất khẩu gỗ dán sản xuất từ gỗ cứng, chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh, thì sản phẩm gỗ dán sử dụng trong xây dựng (gỗ dán phủ film) xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU lại tăng.
Đối với mặt hàng ván sợi, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ đạt 21,19 triệu USD, tăng 3 lần so với cùng kỳ năm 2022 (7,6 triệu USD). Ván sợi hiện chiếm 47% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Ấn Độ.
Xuất khẩu mặt hàng ván bóc trong 4 tháng đầu năm đạt 69,4 triệu USD tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Các thị trường chính nhập khẩu mặt hàng này như Trung Quốc (57,2 triệu USD), Campuchia (3,4 triệu USD) đều tăng lần lượt 1% và 20% so với cùng kỳ năm 2022.
Ngoài ra, xuất khẩu ván bóc sang thị trường Ấn Độ cũng tăng mạnh từ 284,5 ngàn USD trong 4 tháng đầu năm 2022 lên 3,1 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2023.
Mặc dù giá xuất khẩu dăm gỗ giảm rất mạnh so với cuối năm 2022, nhưng xuất khẩu dăm gỗ trong 4 tháng đạt trên 4,1 triệu tấn, với trị giá 704,4 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chính tiêu thụ dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 70%.
Xuất khẩu viên nén 4 tháng đầu năm đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch 213,04 triệu USD, giảm 22% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Đặc biệt giá xuất khẩu viên nén đã giảm rất mạnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chi hội Viên nén Gỗ Việt Nam, dự kiến trong tháng 6,7 nhu cầu viên nén tại thị trường Hàn Quốc sẽ tăng trở lại với lương tiêu thụ là 100.000 tấn/tháng, trong khi đó tại thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt đã ký được các hợp đồng dài hạn 2-3 năm cung cấp viên nén cho thị trường này. Có thể thấy, hai thị trường nhập khẩu lớn viên nén của Việt Nam là Hàn Quốc và Nhật Bản, chiếm 98% tổng lượng đã và đang có tín hiệu tốt.