Kế hoạch của CII nhằm tạo ra một thương hiệu toàn cầu cho chuối Tamil Nadu không thua kém cam của Florida và táo California của Mỹ. Mặc dù Ấn Độ là một trong những quốc gia sản xuất trái cây và rau tươi lớn nhất thế giới, song công nghiệp bảo quản sau thu hoạch của nước này còn rất yếu kém và đặc biệt là hệ thống hạ tầng dây chuyền đông lạnh.
Những lưu ý về bảo quản và đóng gói:
Sau khi thu hoạch và xử lý, cần bảo quản chuối vào phòng lạnh được duy trì ở nhiệt độ từ 12 - 14 độ C. Có thể tăng nhiệt độ bảo quản để thúc đẩy quá trình chín của quả, tuy nhiên nhiệt độ vẫn nên duy trì ở mức từ 15 – 20 độ C.
Để bảo quản chuối không chín quá nhanh và ngăn ngừa vi khuẩn nên điều chỉnh độ ẩm tương đối khoảng 70% đến 85%.
Khi chuối vẫn còn xanh và độ già đạt khoảng 85%, người nông dân có thể tiến hành thu hoạch để đảm bảo cho việc chuối chín khi vừa đến nơi nhập khẩu. Phương pháp này có thể kéo dài thời gian tới 40 ngày hoặc gần 6 tuần.
Khi đóng gói sẽ sử dụng túi polyetylen dày 0,4mm để đựng chuối giúp làm giảm ethylene ức chế quá trình chín. Sau đó, chuối sẽ được xếp vào các thùng carton. Phương án tốt nhất là vận chuyển bằng xe chuyên dụng có dàn treo để treo buồng chuối khi vận chuyển để hạn chế những tác động làm dập nát chuối.
Nếu Quý khách có bất kì thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau đây:
Website: https://giayphepxuatnhapkhau.vietlabo.com/
Email: [email protected] || [email protected]
Trong 80 thị trường xuất khẩu chủ yếu, Canada là thị trường mà Việt Nam xuất khẩu, xuất siêu lớn, với dự báo xuất khẩu cả năm 2022 đạt trên 7 tỷ USD, xuất siêu 6 tỷ USD.
Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang Canada chiếm tỷ trọng khá trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước: năm 2021 chiếm 1,3%; 8 tháng năm 2022 chiếm 1,8% - cao thứ 10 trong tổng số 80 thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.
Xuất khẩu sang Canada có nhiều mặt hàng. Trong 26 mặt hàng chủ yếu, có 10 mặt hàng đạt trên 100 triệu USD, với xuất khẩu lớn nhất là hàng dệt may; điện thoại và linh kiện; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị; thủy sản; phương tiện vận tải. Trong 26 mặt hàng chủ yếu này, có 19 mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 5 mặt hàng có mức tăng lớn (trên 100 triệu USD). Đó là thủy sản; dệt may; giày dép; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại và linh kiện.
Xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Ngay cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra vào năm 2020, bùng phát vào năm 2021, thì xuất khẩu sang Canada 8 tháng năm 2022 so với cùng kỳ năm trước vẫn tăng 32,5%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chung (18,2%). Mức tăng đạt 1.108 triệu USD, chiếm trên 2,8% tổng mức tăng của cả nước.
Do xuất khẩu có quy mô lớn hơn nhập khẩu, nên trong quan hệ buôn bán giữa 2 nước, Việt Nam ở vị thế xuất siêu. Mức xuất siêu liên tục tăng lên từ năm 2017 đến nay; mới qua 2/3 thời gian năm, xuất siêu sang Canada đã lớn hơn cả năm từ năm 2020 trở về trước.
Xuất khẩu và xuất siêu đạt quy mô lớn do nhiều yếu tố. Canada có GDP lớn (2021 đạt 1.990 tỷ USD, lớn thứ 9 trên thế giới). GDP bình quân đầu người đạt khoảng 52.000 USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 1.000 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt 517 tỷ USD. Canada là nước có số người Việt Nam sinh sống lên tới 240.000 người, đông thứ 7 trên thế giới. Canada đứng thứ 14 về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Hằng năm có trên 100.000 lượt khách từ Canada đến Việt Nam. Đây là cầu nối, tiền đề để xác lập và thúc đẩy giao thương giữa 2 nước.
Kết quả trên là tín hiệu khả quan và là kỳ vọng để cả năm 2022 đạt cao hơn. Với tốc độ tăng của 8 tháng năm nay, có thể suy ra kim ngạch xuất khẩu 8 tháng năm trước đạt 3.408 triệu USD. Với kim ngạch cả năm 2021 đạt 5,27 tỷ USD, suy ra 4 tháng cuối năm 2021 đạt 1,86 tỷ USD. Nếu bình quân một tháng trong 4 tháng cuối năm 2022 đạt bằng với tháng 8 (644,3 triệu USD), thì 4 tháng cuối 2022 đạt 2,57 tỷ USD và tính chung cả năm 2022 sẽ đạt trên 7 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2021. Canada sẽ là một trong những thị trường nằm trong nhóm cao trong “câu lạc bộ các thị trường xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD”.
Với dự đoán tương tự như xuất khẩu, thì kim ngạch nhập khẩu cả năm 2022 sẽ đạt 995 triệu USD, tăng 30,9% so với năm 2021. Theo đó, xuất siêu năm 2022 của Việt Nam sang Canada sẽ đạt 6 tỷ USD - cao nhất từ trước đến nay, tăng 33,1%, hay tăng 1,5 tỷ USD so với năm trước và Canada nằm trong số ít thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn như vậy.
Việc xuất siêu sang Canada góp phần cải thiện cán cân thương mại, cán cân thanh toán, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia bằng dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá VND/USD, góp phần để Việt Nam tăng trưởng kinh tế vượt xa so với mục tiêu đề ra và nằm trong những nước có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
Vấn đề đặt ra trong những tháng cuối năm là phải giữ được nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu như 8 tháng; khai thác các lợi thế để tiếp tục tăng các mặt hàng đã tăng. Đồng thời, ngăn chặn, khắc phục sự sụt giảm một số mặt hàng bị giảm so với cùng kỳ, như hạt điều; cao su; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; sản phẩm gốm sứ; thủy tinh và sản phẩm; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng…