Khóa học  kế toán doanh nghiệp sản xuất  Online

Một số câu hỏi thường gặp về thủ tục công bố thực phẩm chức năng

1. Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước gồm những gì?

2. Hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng nhập khẩu gồm những giấy tờ nào?

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành gồm:

3. Thủ tục công bố thực phẩm chức năng gồm những bước nào?

4. Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng là bao nhiêu?

Phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng là: 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm.

5. Nộp hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng ở đâu?

Theo Điều 8 Nghị định 15/2028/NĐ-CP, các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ nộp hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến các cơ quan sau:

Gọi cho chúng tôi theo số 0984 477 711 (Miền Bắc) - 0903 003 779 (Miền Trung) -  0908 742 789 (Miền Nam) để được hỗ trợ.

Mẫu báo giá sản phẩm phí dịch vụ - Tiếng Anh là mẫu bảng báo giá thành sản phẩm cũng như dịch vụ của doanh nghiệp.

Qua bảng báo giá có thể thấy được giá thành của sản phẩm, dịch vụ của đơn vị doanh nghiệp đưa ra, cung cấp thêm thông tin về giá thành sản phẩm cho khách hàng. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu báo giá sản phẩm phí dịch vụ - Tiếng Anh tại đây.

Xử phạt hành vi vi phạm quy định đăng ký công bố thực phẩm chức năng

Căn cứ tại Điều 21 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định, đối với hành vi không đăng ký bản công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt như sau:

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng

Hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm chức năng được quy định theo 2 trường hợp sau:

Hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu gồm:

Như vậy, đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu thì có thể nói giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những điều kiện cần để hoàn thành thủ tục công bố sản phẩm.

Hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm chức năng sản xuất trong nước gồm:

Để giúp đẩy nhanh quá trình đăng ký bản công bố sản phẩm một cách dễ dàng và hiệu quả (đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu và sản xuất trong nước), bạn có thể tham khảo dịch vụ công bố thực phẩm chức năng của Kế toán Anpha:

Lý do cần công bố thực phẩm chức năng

1. Chấp hành theo đúng quy định pháp luật

Như đã đề cập ở trên, các dòng sản phẩm sản xuất hoặc nhập khẩu thuộc nhóm thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì đều phải được đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu hành trên thị trường.

2. Đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng

Việc công bố chất lượng thực phẩm chức năng hỗ trợ các cơ sở sản xuất và kinh doanh trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chí đã được thiết lập, từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

3. Xây dựng hình ảnh thương hiệu

Công bố thực phẩm chức năng không chỉ đảm bảo rằng sản phẩm đã được kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn chắc chắn được trước khi lưu hành trên thị trường, sản phẩm đã được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều này đem lại sự tin tưởng mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng. Sản phẩm chức năng được công bố theo đó sẽ nhanh chóng được chấp nhận và tin dùng.

Khi sản phẩm của bạn đã được công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng và được cơ quan nhà nước công nhận thì bạn có thể tự tin cạnh tranh với những sản phẩm chưa công bố khác. Bởi đối với người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên quyết dẫn đến việc ra quyết định mua hàng và truyền tai nhau sử dụng. Từ đó, các sản phẩm của bạn sẽ nhanh chóng vượt xa đối thủ, nâng cao doanh số bán hàng.

Khi đã công bố tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm chức năng, bạn phải đảm bảo chất lượng theo đúng quy chuẩn đã công bố. Việc ổn định sản phẩm cũng là một cách để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng cường hiệu quả sản xuất, đồng thời có được sự tin tưởng của người tiêu dùng.

Quy trình, thủ tục đăng ký công bố sản phẩm thực phẩm chức năng

Cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng gửi hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đến các cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo 1 trong 3 hình thức sau:

➧ Bước 2: Chờ cơ quan có thẩm quyền xử lý hồ sơ

Tính từ thời điểm nhận đủ hồ sơ đăng ký, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm định và cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm trong thời hạn:

Trong trường hợp cơ quan tiếp nhận không đồng ý với hồ sơ công bố sản phẩm của cá nhân, tổ chức hoặc có yêu cầu bổ sung, sửa đổi cần có văn bản nêu rõ lý do. Sau khoảng 7 ngày làm việc (kể từ khi nhận đủ hồ sơ sửa đổi, bổ sung), cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thẩm định lại và có văn bản trả lời.

Cá nhân, tổ chức nhận được công văn yêu cầu sửa đổi, bổ sung nhưng không tiến hành sửa đổi, bổ sung thì sau 90 ngày, hồ sơ sẽ không còn giá trị.

➧ Bước 3: Công bố thực phẩm chức năng

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký có trách nhiệm phải thông báo công khai tên, sản phẩm của cá nhân, tổ chức đã được tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm trên trang thông tin điện của mình và cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm.

Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải nộp phí thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố thực phẩm chức năng là 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm (theo Thông tư 67/2021/TT-BTC).