Dù hoàn cảnh gặp khó khăn, nhưng bằng nghị lực, quyết tâm, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã vượt lên trên số phận để đạt kết quả cao trong học tập. Các em là những tấm gương sáng, tiêu biểu, xứng đáng dược biểu dương.

Em hãy sưu tầm về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó

Tấm gương nghèo vượt khó quanh ta không có ít, bởi nhiều gia đình có cuộc sống còn khó khăn nên nhiều học sinh phải vượt lên những khó khăn đó để tương lai có cuộc sống tốt hơn.

Tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Số 2

Bạn Vũ Thu Trang sinh năm 2002 quê tại Thái Bình cũng là một trong những học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu. Gia đình Trang chỉ có mẹ, mẹ Trang là một công nhân làm thuê để nuôi Trang ăn học. Nhưng cuộc sống không suôn sẻ như vậy, mẹ Trang bị bệnh phải mổ não, nê cuộc sống càng khó khăn hơn. Dù vậy những Trang vẫn học tập thật chăm chỉ, năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh giỏi. Và vào năm 2020, Trang đã đạt giải học sinh giỏi môn Vật Lý của tỉnh, cùng với đó là Trang đã được tuyển thẳng vào trường đại học Ngoại thương.

Tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Số 1

Năm 2012, Cao Mỹ Linh, quê ở huyện Yên Bình - Yên Bái, là tân sinh viên Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Bố mẹ em đã ly hôn, 3 chị em ở với mẹ. Kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Mẹ em đi làm thuê, thu nhập không ổn định nhưng phải nuôi 3 con đang đi học đại học. Cả hai chị của Linh đều học trường đại học trên Hà Nội. Còn Linh đã rất chăm chỉ đạt nhiều danh hiệu học sinh giỏi và được tuyển thẳng vào trường đại học Học viện báo chí và tuyên truyền.

Tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Số 3

Thảo Vân một học sinh giỏi của tỉnh Tuyên Quang, Vân sinh ra trong một gia đình nghèo khó,  bố bệnh nặng sau nhiều năm điều trị nhưng rồi cũng không qua khỏi, một mình mẹ gồng gánh chăm lo cho cả gia đình. Thấu hiểu hoàn cảnh khó khăn của gia đình, Thảo Vân luôn nỗ lực phấn đấu từng ngày, chịu khó, chăm ngoan, học giỏi. Và Thảo Vân đã giành được giải nhất môn Ngữ văn trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm 2021-2022.

Do yêu thích môn Văn từ nhỏ, nên Vân đã bị thu hút bởi những tác phẩm thơ cách mạng, em cảm nhận được sự hào hùng của lịch sử dân tộc và tinh thần anh dũng của những chiến sĩ yêu nước. Em cũng tham khảo nhiều sách và những bài viết trên mạng cùng với thời gian biểu hợp lý để có thời gian biểu vừa học vừa nghỉ ngơi đã giúp em có kết quả ngày hôm nay.

Ngoài những câu chuyện, tấm gương Hoa Tiêu kể trên đây bạn đọc có thể tìm hiểu những tấm gương xung quanh mình để kể với các bạn của mình nhé.

Trên đây là những tìm hiểu của Hoa Tiêu về vấn đề Em hãy sưu tầm và chia sẻ với bạn bè về những tấm gương học sinh, sinh viên nghèo vượt khó.  Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Học tập liên quan.

TĐKT - Dù có hoàn cảnh kém may mắn so với bạn bè cùng trang lứa, nhưng Đặng Thị Ngọc Ánh và Lưu Thị Vân, những cô bé học trò nghèo của vùng quê Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mạnh mẽ, quyết tâm, cố gắng mỗi ngày cho ngày mai tươi sáng hơn. Bằng nỗ lực không ngừng, các em vẫn tự tin vươn lên, đạt thành tích tốt trong học tập.

Quyết tâm theo đuổi ước mơ con chữ

Khi vừa lên 7 tuổi, cô bé Lưu Thị Vân, học sinh trường Tiểu học Triệu Đề, xã Triệu Đề đã phải đối mặt với căn bệnh ung thư xương quái ác. Ở độ tuổi lên 9, cơ thể yếu ớt ấy đã phải trải qua 4 - 5 cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, cuối cùng bị cắt bỏ đi một bên chân vì khối u phát triển quá nhanh. Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập.

Vân là chị cả trong một gia đình có 3 chị em. Em trai 7 tuổi của Vân bị bệnh bại não từ nhỏ. Gia đình em thuộc diện hộ cận nghèo, thu nhập thấp nên điều kiện kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Bố đi làm phụ hồ để nuôi sống gia đình, 2 - 3 tháng mới về thăm nhà một lần, thu nhập bấp bênh. Con cái bệnh tật, mẹ em phải nghỉ làm ở nhà để chăm sóc con.

Tiền làm ra bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cuộc sống và chữa bệnh cho các em. Số tiền vay mượn để chữa bệnh cho Vân và cậu em trai đã lên tới vài trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Tuy vậy, bố mẹ em không bỏ cuộc, vẫn quyết tâm cho em đi học và chữa bệnh cho em.

Tuy mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng Vân lại rất lạc quan và luôn phấn đấu trong học tập

Thầy giáo Nguyễn Hắc Hải, Hiệu trưởng trường Tiểu học Triệu Đề cho biết: Hoàn cảnh khó khăn như vậy nhưng Vân luôn chứng tỏ là một học sinh có ý chí, nghị lực vươn lên trong học tập. Mặc dù không thể tự di chuyển, đi lại, thời gian nằm viện nhiều hơn ở nhà, Vân vẫn khát khao tới lớp. Hàng ngày, em nhờ mẹ đưa tới trường, sau đó cô giáo chủ nhiệm sẽ cõng em lên tận lớp học.

Cô giáo Bùi Thị Xuân Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 4A4, trường Tiểu học Triệu Đề kể lại: “Cứ được ra viện hôm trước là hôm sau bạn Vân lại xin mẹ đưa tới lớp để học. Trên lớp, bạn chăm chỉ học và nghe cô giảng bài. Tới giờ ra chơi, Vân ở lại lớp xem các bài tập, những bài nào khó, không hiểu thì nhờ các bạn hoặc cô giáo chỉ bảo thêm. Chính vì vậy, kết quả học tập của bạn rất tốt, tất cả các môn thi đều đạt điểm 9 và điểm 10, chữ bạn viết rất đẹp. Năm học 2018 - 2019, Vân đạt học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện và là một trong những học sinh đứng đầu của khối lớp 3.”

“Ở Vân có ý chí, nghị lực rất đáng khâm phục. Khi cơn đau đến bất chợt trong giờ học, bạn chỉ nhăn nhó. Có những buổi đang học, thấy Vân đau quá, tôi phải gọi gia đình tới đón. Nhìn trang vở bạn đang viết dở dang mà xót xa…” - cô Hương xúc động.

Với Vân, mỗi ngày tới trường là một ngày vui, là ngày khiến em quên hết những khối u đang di căn, những đau đớn trên cơ thể bé nhỏ, để tự tin hòa nhập cùng chúng bạn. Được cắp sách đến trường, được tiếp nhận những bài học ý nghĩa là cách để em chiến thắng bệnh tật.

Với Đặng Thị Ngọc Ánh, trường THCS Đồng Ích, xã Đồng Ích, học tập không chỉ là con đường để em từng bước chạm tới ước mơ mà thông qua đó, em có thể đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ.

Bố mất sớm vì tai nạn khi em mới 17 tháng tuổi, một mình mẹ Ánh tần tảo nuôi em và anh trai ăn học. Năm nay, Ánh lên lớp 7, còn anh trai học lớp 9. Cuộc sống của ba mẹ con dựa vào 2 sào ruộng, ít gà nuôi ngoài chuồng và số tiền ít ỏi 600 nghìn đồng trợ cấp khó khăn. Mẹ của Ánh đau ốm thường xuyên, chị được chẩn đoán suy tim.

Cuộc sống gia đình vắng bóng người chồng, người cha không hề dễ dàng đối với  mẹ con em. Mặc dù đã học lớp 7 nhưng Ánh vẫn rất bé nhỏ, em chỉ nặng có 23 kg.

Khó khăn là vậy nhưng trong căn nhà nhỏ của ba mẹ con lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười và niềm lạc quan. Không phụ tấm lòng của mẹ, Ánh và anh trai luôn nỗ lực học tập, rèn luyện. Cả hai đều là học sinh gương mẫu, có học lực khá, giỏi.

Đặc biệt, Ngọc Ánh được thầy cô đánh giá rất cao về năng lực học tập. Năm học vừa qua, em đạt giải ba học sinh giỏi cấp huyện môn Toán.

Sau giờ học, Ánh thường nhờ cô giáo chỉ bảo thêm về bài tập trên lớp

Cô Đặng Thị Hạnh, Giáo viên chủ nhiệm lớp 7A1, trường THCS Đồng Ích nhận xét: “Ánh luôn có tinh thần học tập tốt, là một trong những học sinh trong đội tuyển toán của trường. Trong lớp, Ánh luôn hòa đồng với các bạn, rất năng động, có ý thức trách nhiệm cao, được thầy cô, bạn bè tin tưởng, yêu quý.”

Do điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền đi học thêm, Ánh tự học ở nhà. Trước mỗi buổi học, em đều chuẩn bị bài chu đáo, tự tìm tòi, nghiên cứu các cách giải tốt nhất.

Không chỉ học giỏi, Ánh còn luôn giúp mẹ việc nhà như cho gà, lợn ăn, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Những buổi chiều được nghỉ học, em còn phụ giúp mẹ chăn bò. Công việc ở nhà khá bận rộn nhưng Ánh vẫn tranh thủ thời gian mọi lúc mọi nơi để ôn bài và làm bài tập về nhà.

Thương mẹ bao nhiêu, em càng cố gắng học tập bấy nhiêu. Em nói em ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để có thể chữa bệnh cho mẹ. Đôi mắt Ánh ngời sáng lên mỗi khi em nhắc tới ước mơ giản dị ấy.

(ĐCSVN) - Một kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng nữa lại trôi qua, trong số hàng trăm nghìn tân sinh viên nhập học năm nay không ít em việc đi học, được ngồi trên giảng đường là một điều vô cùng khó. Nhưng nhiều em đã biết vươn lên, quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình.

Cao Mỹ Linh (bên phải) tại buổi Lễ trao học sinhgiỏi tiêu biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh VACao Mỹ Linh, quê ở huyện Yên Bình, Yên Bái, là tân sinh viên Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, gia đình thuộc diện hộ nghèo. Bố mẹ em đã ly hôn, 3 chị em ở với mẹ. Kinh tế gia đình vô cùng khó khăn. Mẹ em đi làm thuê, thu nhập không ổn định nhưng phải nuôi 3 con đang đi học đại học. Chị gái là Cao Thị Hải Yến sinh viên Học viện Tài chính Hà Nội vừa tốt nghiệp chưa xin được việc làm. Chị thứ 2 là Cao Thị Kiều Trang – hiện đang là sinh viên năm thứ 2 Khoa Luật, trường Đại học Mở Hà Nội do vậy nên việc đi học của Mỹ Linh gặp nhiều khó khăn.

Cao Mỹ Linh (bên phải) tại buổi Lễ trao học sinhgiỏi tiêu biểu tỉnh Yên Bái. Ảnh VA

Hiện tại gia đình em chưa có nhà, phải ở nhờ vì trước khi bố mẹ em ly hôn, gia đình em phải bán nhà đi trả nợ. Em ước gia đình mình có tiền mua được mảnh đất nhỏ và làm một ngôi nhà bình thường để ở không phải đi ở nhờ như bây giờ.

Năm học 2010-2011, Mỹ Linh đạt Huy chương Bạc Olympic trại hè Hùng Vương tổ chức tại Thái Nguyên; năm học 2011-2012 đoạt giải Ba quốc gia môn Ngữ văn lớp 12 nên được tuyển thẳng vào đại học.

Trò chuyện với Mỹ Linh về bí quyết học giỏi môn Ngữ văn, em chia sẻ: "Đừng nghĩ học văn khó và phải học theo mô típ cô đọc trò chép mà các bạn chỉ cần ngồi trên lớp chú ý nghe cô giáo giảng, những điều mà cô nói trong quá trình dạy bao hàm rất nhiều điều chứ không chỉ có kiến thức trong sách giáo khoa. Các bạn hãy coi như văn học là một phương tiện để giúp chúng ta bớt căng thẳng và hãy dùng chính những điều bạn nghĩ, phong cách của riêng bạn để tạo nên những câu văn chứ đừng đi sao chép nguyên bản của bất cứ ai. Điều đó chỉ làm thui chột chính sự thông minh của các bạn mà thôi”.

Mỹ Linh cũng thành thật khi nói rằng em không dành nhiều thời gian cho việc học, vì hầu hết em đều nghe giảng ngay ở trên lớp, về nhà em chỉ đọc lại để nhớ lâu hơn thôi.

Hiện tại Mỹ Linh mong ước sẽ học tập thật tốt ở ngôi trường mới- Học viện Báo chí và tuyên truyền. Sau khi ra trường, em mong mình sẽ trở thành một nhà báo giỏi để có thể được đi nhiều nơi trải nghiệm cuộc sống, phản ánh những mặt chưa hay của xã hội, góp sức nhỏ bé của mình làm xã hội tốt hơn, hay tuyên dương những tấm gương người tốt, việc tốt, được đi giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn đến với cộng đồng.

Nguyễn Văn Đạt. Ảnh: VANguyễn Văn Đạt, quê ở Ứng Hòa, Hà Nội, là tân sinh viên trường Đại học Y Hà Nội. Kỳ thi đại học vừa qua, Đạt đỗ 2 trường “hàng đầu” phía Bắc là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường Đại học Y Hà Nội với số điểm khá cao, bình quân 9 điểm mỗi môn. Và Đạt đã chọn trường Đại học Y Hà Nội để theo đuổi ước mơ trở thành một bác sỹ giỏi để chữa bệnh cho mọi người và cho mẹ em hiện đang đau ốm.

Hoàn cảnh gia đình Đạt khá khó khăn, với 5 sào lúa, thu nhập của gia đình em thấp, không ổn định vì  thế bố em thường đi làm thêm nghề thợ xây kiếm tiền nuôi em ăn học. Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Đạt vẫn cố gắng rất nhiều trong học tập để đạt kết quả cao, không phụ lòng bố, mẹ.

Hỏi bí quyết học giỏi của em là gì? Đạt chia sẻ, cách học của em quan trọng nhất là tự học, tự đọc sách, không cần nhiều sách, chỉ cần tập trung học tập trong sách giáo khoa, một cuốn sách sinh học, một cuốn bộ đề thi thử đại học. Quan trọng là đọc đi đọc lại để nắm kiến thức. Đạt bật mí “em thường làm đi làm lại đề 3 lần, đọc sách giáo khoa khoảng 10 lần”. Thêm nữa, cần học lúc tâm trạng thoải mái, khi mệt em thường nghỉ ngơi hoặc khi không hứng thú học có thể xem ti vi, đi chơi, khi học thấy vào thì mới dành thời gian học tập, tuy nhiên em thường thay đổi môn học để tìm hứng thú cho các môn, như vậy học dễ “vào” hơn. Trên lớp tranh thủ hỏi thầy cô giáo thêm và những gì chưa hiểu, trao đổi với bạn bè để tìm nhiều dạng bài mới. Đạt cũng cho hay, em hay tham gia thi thử để quen môi trường thi cử và kiểm tra kiến thức.

Hay như tân sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - Lương Thị Nhâm, quê ở Văn Yên, Yên Bái, gia đình em có 6 anh chị em. Em là con út trong nhà. Bố mẹ làm nông nghiệp, bố lại hay ốm đau thường xuyên. 3 anh và 2 chị gái em đã phải thôi học từ lớp 1 và lớp 2 vì điều kiện gia đình rất khó khăn. Hiện nay, các anh chị của Nhâm đều theo bố mẹ làm nghề nông. Tính bình quân thu nhập trên đầu người nhà em khoảng 350.000 đồng/tháng. Đặc biệt trong đợt cơn bão số 5 vừa xảy ra ở Yên Bái, gia đình em bị gió tốc hết nóc nhà, một số hoa màu và cây đồi mới trồng như keo, quế, bị mưa và đất đá tàn phá hết. Hiện tại, UBND xã An Thịnh đang yêu cầu gia đình Nhâm làm giấy tờ để đưa vào trường hợp đặc biệt khó khăn.

Với hoàn cảnh em như vậy, để hàng ngày bước chân đến giảng đường đại học là một sự cố gắng rất lớn của em. Nhâm cho biết, hiện gia đình không còn đủ khả năng cho em đi học nữa, nhưng em nói sẽ quyết tâm theo đuổi ước mơ học hành của mình để hi vọng vào một ngày mai tươi sáng hơn./.