Pháp muốn chiến thắng để nhất bảng và khẳng định vị thế ứng viên vô địch, trong khi Ba Lan hết động lực vì đã bị loại trước lượt cuối bảng D Euro 2024.

Hình thức thể hiện của thỏa thuận

Hiện nay pháp luật Việt Nam không quy định về hình thức thể hiện của thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật. Thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật của hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể được thể hiện trong chính hợp đồng đó hoặc được thể hiện bằng một thỏa thuận riêng biệt khác với hợp đồng chính.

Trong trường hợp thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật của các bên được thể hiện trong hợp đồng chính, hình thức thỏa thuận này mặc định sẽ tuân theo hình thức của hợp đồng chính (hợp đồng có yếu tố nước ngoài chứa thỏa thuận đó). Trường hợp này xem lại mục 3. Hình thức hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Trong trường hợp thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật của các bên được thể hiện riêng biệt với hợp đồng chính, thỏa thuận này được coi là một giao dịch dân sự và vì thế phải tuân thủ các quy định về hình thức của giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong cả hai trường hợp, thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật đều chỉ tồn tại cùng với hợp đồng chính. Vì vậy, các bên cho dù lựa chọn hình thức thể hiện của thỏa thuận nào thì cũng phải tuân theo hình thức của hợp đồng chuyên ngành (nếu có).

Ví dụ: Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật Việt Nam thì theo quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong trường hợp này thì thỏa thuận lựa chọn áp dụng pháp luật giữa các bên mặc dù có thể thể hiện trong hợp đồng chính hoặc riêng biệt, nhưng bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Quyền tự do lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài là một chế định trong quan hệ pháp luật hợp đồng có yếu tố nước ngoài được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, thể hiện ở cả pháp luật một số quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế.

Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, theo đó pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Nếu trong các điều ước quốc tế đó hoặc luật Việt Nam có quy định các bên được lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ có yếu tố nước ngoài đó do các bên thỏa thuận. Ngoài ra, trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo Điều 664 thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó (Nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được giải thích tại khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015).

Ngoài ra, theo Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, các bên trong quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ các trường hợp tại khoản 4, 5 và 6 Điều này (Đối tượng của hợp đồng là bất động sản hoặc pháp luật được các bên lựa chọn trong quan hệ hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng mà ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng).

TasLaw cung cấp dịch vụ tư vấn hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn hợp đồng có yếu tố nước ngoài, được kiểm chứng qua những Quý khách hàng luôn tin tưởng và hài lòng với chất lượng dịch vụ. Taslaw xin cam kết sẽ đem đến cho Quý khách hàng những dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp nhất về tư vấn hợp đồng có yếu tố nước ngoài. Các dịch vụ tư vấn của Taslaw bao gồm:

Tư vấn chi tiết các quy định pháp luật về hợp đồng có yếu tố nước ngoài

Tham gia đàm phán cùng Quý khách hàng để đảm bảo quyền lợi về mặt pháp lý

Tham gia soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của Quý khách

Giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết hợp đồng

Địa chỉ: Số 4 ngách 56 ngõ 1 Đại Linh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

BP - Quy định về năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài, tại Điều 765 của Bộ luật dân sự hiện hành có quy định như sau: 1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân đó được thành lập, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 điều này. 2. Trong trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được xác định theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo suy nghĩ của cá nhân tôi, cách quy định như trên là không đầy đủ và không phù hợp. Bởi vì, trong giao dịch dân sự có pháp nhân tham gia với tư cách là một bên quan hệ, việc xác định xem một pháp nhân có tư cách thực hiện một giao dịch dân sự hay không và thực hiện như thế nào phải căn cứ vào quy chế riêng của pháp nhân chứ không phải căn cứ vào năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân. Quy chế riêng của pháp nhân bao gồm: Thứ nhất là những giao dịch dân sự mà một pháp nhân có thể tham gia (cụ thể ở nước ta hiện nay, điều này được ghi nhận trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ hai, trình tự thành lập và giải thể pháp nhân. Thứ ba, đại diện của pháp nhân theo pháp luật (điều này được quy định trong giấy phép kinh doanh của pháp nhân). Thứ tư, thanh lý tài sản của pháp nhân. Theo pháp luật của phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện nay, quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch.

Ngoài ra, theo ý kiến của tôi thì cần bỏ Khoản 2, Điều 765: Vì thứ nhất là nếu hiểu năng lực pháp luật của pháp nhân là những trường hợp giao dịch dân sự mà pháp nhân có thể tham gia theo quy định của pháp luật thì phải được xác định theo pháp luật quốc gia mà pháp nhân có quốc tịch. Thứ hai, khi tham gia vào các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài tại quốc gia sở tại, pháp nhân nước ngoài có một số quyền nhất định. Đó là, các pháp nhân nước ngoài có thể thực hiện một số hợp đồng không cần có sự cho phép đặc biệt. Thông thường đó là các hợp đồng thương mại với các cá nhân và pháp nhân quốc gia sở tại có quyền ký kết các hợp đồng đó. Trong khi thực hiện các hợp đồng trên, pháp nhân nước ngoài không thể viện dẫn vào những hạn chế về quyền hạn của đại diện pháp nhân mà hạn chế đó xa lạ với pháp luật của các quốc gia nơi đại diện của pháp nhân thực hiện hợp đồng; pháp nhân nước ngoài có quyền bảo vệ lợi ích của mình tại tòa án quốc gia sở tại không cần một giấy phép đặc biệt.

Điều này được thừa nhận ở các quốc gia vì mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp của pháp nhân nước ngoài cũng như nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, việc thừa nhận đó là cần thiết để đảm bảo cho các pháp nhân quốc gia sở tại cũng có quyền như vậy ở quốc gia nước ngoài tương ứng; các pháp nhân nước ngoài có quyền đặt các chi nhánh đại diện theo trình tự của pháp luật quốc gia sở tại; các pháp nhân nước ngoài có quyền tham gia vào một số lĩnh vực nhất định theo các giấy phép đặc biệt (trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài). Như vậy, việc quy định như trên là không cần thiết và không phù hợp. Do đó, điều này cần được sửa lại như sau: “Quy chế riêng của pháp nhân được xác định theo pháp luật mà pháp nhân có quốc tịch”.

Như vậy, cách quy định này vừa khách quan và công bằng với cả pháp nhân Việt Nam và pháp luật nước ngoài, vừa khắc phục được chỗ hổng của pháp luật nước ta. Đồng thời, điều này sẽ vừa thúc đẩy các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài phát triển vừa nâng cao uy tín trật tự pháp lý của nước ta. Bởi, trong lĩnh vực pháp luật dân sự, việc điều chỉnh pháp luật càng đảm bảo sự tự nguyện, bình đẳng giữa các chủ thể bao nhiêu thì lợi ích chính đáng của các bên càng được bảo vệ tốt bấy nhiêu.