Số tiền được hoàn lại được tính theo đơn vị 6 tháng, với giới hạn cao nhất 60 tháng (5 năm). Vì vậy thời gian tham gia nộp lương hưu là 5 năm hay 9 năm đều sẽ được nhận cùng 1 mức như nhau. ※Từ tháng 4 năm 2021 đã được thay đổi từ mức 3 năm thành 5 năm

①TRƯỜNG HỢP NỘP LƯƠNG HƯU QUỐC DÂN

Kể từ tháng 4 năm 2021, đối với những cá nhân nào đóng số phí bảo hiểm lần cuối cùng từ tháng 4 năm 2021 trở đi thì mức tiền hoàn lương hưu (nenkin) sẽ được tính dựa vào thời hạn đóng phí bảo hiểm và theo năm có tháng cuối cùng đóng mức phí bảo hiểm này. ※Còn đối với các cá nhân nào đóng số phí bảo hiểm lần cuối cùng từ trước tháng 3 năm 2021 thì mức tiền hoàn lương hưu (nenkin) vẫn sẽ được tính là 36 tháng giống trước đây

[Công thức tính trợ cấp lương hưu trọn gói] Số tiền phí bảo hiểm của năm có tháng đóng phí bảo hiểm cuối cùng x 1/2 x Số dùng để tính mức thanh toán

Số dùng để tính mức thanh toán được thiết lập lên đến 60 tháng (5 năm) theo phân loại của số tháng như kỳ đóng phí bảo hiểm và được thể hiện trong bảng dưới đây.

[Trường hợp tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là sau tháng 4 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022]

②TRƯỜNG HỢP NỘP LƯƠNG HƯU PHÚC LỢI

Từ tháng 4 năm 2021, đối với những người có tháng đóng bảo hiểm cuối cùng (tháng trước tháng có ngày bị loại) là tháng 4 năm 2021 trở đi thì số tiền thanh toán sẽ được tính tối đa là 60 tháng. ※Đối với những người có tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là trước tháng 3 năm 2021 thì số tiền thanh toán vẫn sẽ được tính tối đa 36 tháng (3 năm) như cũ.

[Công thức tính trợ cấp lương hưu trọn gói] (1) Tiền lương căn bản trung bình trong thời gian của người được bảo hiểm x (2) Tỷ lệ thanh toán (Tỷ lệ phí bảo hiểm x 1/2 x Số dùng để tính mức phí thanh toán)

(1) Tiền lương căn bản trung bình trong thời gian của người được bảo hiểm là số tiền thu được khi chia tổng số tiền A + B dưới đây cho tổng số tháng của thời gian được bảo hiểm. A Tiền lương căn bản của các tháng trong thời gian của người được hưởng bảo hiểm trước tháng 4 năm 2003 x 1.3 B Tổng tiền thưởng và tiền lương căn bản của các tháng trong thời gian của người được hưởng bảo hiểm từ sau tháng 4 năm 2003

(2) Tỷ lệ thanh toán là mức tỷ lệ phí bảo hiểm của tháng 10 năm trước của năm có tháng cuối cùng đóng bảo hiểm ( Nếu tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là tháng 1 đến tháng 8 thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính vào tháng 10 của năm trước và ngược lại nếu tháng cuối cùng đóng bảo hiểm là tháng 9 đến tháng 12 thì tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được tính vào tháng 10 của năm này) x 1/2 x số dùng để tình mức phí thanh toán như bảng bên dưới.

[Trường hợp tháng cuối cùng đóng bảo hiểm sau tháng 4 năm 2021]

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định pháp luật về BHXH hiện hành thì điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và phải có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.

Tại Điều 169, Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ, kể từ ngày 1/1/2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.

Mức hưởng lương hưu hằng tháng quy định tại Điều 56, Điều 62 Luật BHXH năm 2014 và Điều 7, Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, trong đó:

- Về tỷ lệ hưởng lương hưu đối với người lao động nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, đối với lao động nam được tính 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, đối với lao động nữ được tính 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, cả lao động nam và lao động nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, tại Điểm d Khoản 1 Điều 62 Luật BHXH năm 2014 quy định, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau:

Tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Tại Khoản 3 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật BHXH 2024

Theo Điều 64 Luật BHXH năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 thì điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường là đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên.

Tại Khoản 1 Điều 66 Luật BHXH năm 2024 quy định mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này được tính như sau:

Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH quy định tại Điều 72 của Luật này tương ứng 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Về mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, Điểm d Khoản 1 Điều 72 Luật BHXH năm 2024 quy định người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của số năm đóng BHXH trước khi nghỉ hưu như sau: Bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

Khoản 3 Điều 72 Luật BHXH năm 2024 quy định: Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

Việc tính mức lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tổng thời gian đã đóng BHXH, diễn biến thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH, cả quá trình đóng BHXH đến khi nghỉ hưu, tuổi đời, giới tính, thời điểm nghỉ hưu, chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ...

Do ông Sáng cung cấp thông tin không đầy đủ nên BHXH Việt Nam chưa đủ căn cứ để trả lời cụ thể, BHXH Việt Nam cung cấp nội dung quy định của chính sách về chế độ hưu trí để ông nắm được.

Đề nghị ông Sáng cung cấp mã số BHXH hoặc liên hệ với cơ quan BHXH nơi đơn vị của ông đang tham gia BHXH để được tư vấn, hướng dẫn cụ thể.