Cổ phiếu SAB của công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn là một trong những mã cổ phiếu ngành bia rượu tốt nhất trên sàn. Ngây bây giờ hãy cùng chúng tôi đưa ra nhận định khách quan nhất về mã cổ phiếu này trong năm 2024.
III. Đọc báo cáo tài chính SAB chuẩn với các bước này
Để đọc báo cáo tài chính của Tập đoàn SAB (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Corporation), bạn cần làm như sau:
Việc đọc và hiểu báo cáo tài chính sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của SAB và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Thị phần SAB tăng nhẹ so với Heineken
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường bia chuyển dịch từ phân khúc cận cao cấp xuống phổ thông. Nhờ thế mà SAB với sức mạnh vượt trội trong phân khúc cận cao cấp với nhiều dòng sản phẩm như Lager, 333, Lạc Việt, Export… đã ghi nhận sụt giảm về doanh số ít hơn Heineken.
III. Đầu tư cổ phiếu cổ phiếu năm 2024 có phải là lựa chọn đúng đắn?
Để biết có nên đầu tư vào cổ phiếu SAB hay không chúng ta phải đánh giá trên nhiều góc độ khác nhau như:
I. Thông tin về chủ sở hữu cổ phiếu SAB
Mã cổ phiếu SAB thuộc Tổng Công ty Bia – Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO). Tiền thân của Bia Sài Gòn là xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue - người Pháp lập ra vào năm 1875 tại Sài Gòn. Nhà máy Bia Sài Gòn chính thước được thành lập vào năm 1977. Năm 2003, Công ty Bia Sài Gòn tiếp nhận các công ty khác và thành lập Tổng công ty Bia – Rượu – Nước Giải khát Sài Gòn (SABECO).
Năm 2016, cổ phiếu SAB chính thức được giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nhà nước đã quyết định hoàn tất quá trình thoái vốn khỏi SABECO vào ngày 18/12/2017. Từ đây công ty Vietnam Beverage trở thành cổ đông lớn nhất, giữ 53,59% cổ phần của SABECO.
Hội đồng Quản trị của SABECO hiện có 1 chủ tịch, 6 thành viên. Trong Hội đồng Quản trị có thành viên độc lập.
Hiện tại SABECO đang hoạt động trong các lĩnh vực:
Tên công ty: Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn
Tên tiếng Anh: Saigon Beer - Alcohol - Beverage Corporation
Địa chỉ: 187 Nguyễn Chí Thanh, P. 12, Quận 5, TP.HCM
Ngày 6 tháng 12 năm 2016, cổ phiếu của SABECO niêm yết trên sàn giao dịch HOSE (Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
Thông tin về công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO
Ngày 18/12/2017, Nhà nước thoái vốn khỏi SABECO, công ty Vietnam Beverage trở thành cổ đông lớn nhất nắm giữ 53,59% cổ phần của SABECO.
Vietnam Beverage được thành lập vào tháng 10 năm 2017 với số vốn điều lệ là 681,66 tỷ đồng. Hãng bia Thái Lan ThaiBev của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi gián tiếp sở hữu 49% cổ phần của F&B Alliance Việt Nam, công ty mẹ sở hữu 100% vốn của Vietnam Beverage.
Công ty con và các công ty liên kết:
Tình hình kinh doanh của công ty
Trong nhiều năm, SABECO luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu ngành và luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương và đất nước và ngành. SABECO hiện đang nắm giữ 40% thị phần sản xuất bia tại Việt Nam, phân phối khắp cả nước và xuất khẩu tới gần 20 quốc gia trên thế giới.
Trong những năm qua, SABECO luôn duy trì được tốc độ phát triển trên 20%/năm. Với 2 loại bia chai Larue 610 ml và bia chai 33 thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển thêm 10 dòng sản phẩm, góp mặt đầy đủ trên thương trường.
Dù hiện nay có rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới, nhưng Bia 333 và Bia Sài Gòn vẫn là thương hiệu Việt dẫn đầu thị trường bia tại Việt Nam và đang trên đường chinh phục các thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan...
Trong Hội đồng Quản trị của SABECO có 1 chủ tịch và 6 thành viên, trong đó có thành viên độc lập:
Chủ tịch HĐQT: Ông Loh Poh Tiong.
Thành viên HĐQT: Ông Michael Chye Hin Fah, Bà Trần Kim Nga, Ông Lê Thanh Tuấn, Bà Ngô Minh Châu.
Thành viên HĐQT độc lập: Ông Pramoad Phornprapha và Ông Nguyễn Tiến Vỵ.
Các thành viên HĐQT của Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn
Ban Tổng giám đốc SABECO gồm có:
Tổng giám đốc: Ông Neo Gim Siong Bennett
Phó tổng giám đốc: Ông Lâm Du An, Ông Koo Liang Kwee, Alan, Ông Melvyn Ng Kuan Ngee, Bà Venus Teoh Kim Wei.
Áp lực chi tiêu cho chi phí bán hàng vẫn cao
Dù doanh số sụt giảm, nhưng chi phí bán hàng lại không giảm nhiều khiến tỷ lệ trên doanh thu tăng 160 bps yoy trong quý 3 năm 2023. Biên gộp quý 3 năm 2023 giảm 110 bps yoy do chi phí đầu vào tăng. Với nỗ lực kiểm soát chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, biên gộp quý 3 năm 2023 duy trì khá ổn định so với 1H 2023. Kỳ vọng biên gộp sẽ được cải thiện trong 2024 khi các hợp đồng mua nguyên liệu giá cao đã sử dụng hết.
Sabeco chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho 2024 nhưng sẽ phấn đấu để KQKD ít nhất bằng hoặc tăng trưởng nhẹ so với năm nay, tập trung vào tiếp tục kiểm soát chi phí hoạt động, quản lý sự hiệu quả của chi tiêu cho bán hàng đặt lên hàng đầu.
Dự báo KQKD 2024 với doanh thu 32.080 tỷ đồng (+4,6% yoy), lợi nhuận sau thuế - cđts 4.436 tỷ đồng (+5,2% yoy). EPS dự phóng 3.182 đồng/cp và P/E 19,8 lần.
Vậy nên nếu bạn đang muốn tìm kiếm một mã cổ phiếu an toàn, tiềm năng bổ sung cho danh mục đầu tư thì SAB là lựa chọn không tồi, có khả năng đem lại lợi nhuận tốt trong năm nay.
Tiêu thụ bia trên thị trường đầu năm 2024 chưa có dấu hiệu phục hồi
Tâm lý người tiêu dùng có cải thiện nhẹ trong quý 3 năm 2023 nhưng vẫn ở trạng thái thận trọng. Trong bối cảnh đó, theo ước tính của AC Nielsen tiêu thụ bia sụt giảm khoảng 9% trong 9 tháng đầu 2023. Các doanh nghiệp lớn của ngành bia đều báo cáo doanh thu giảm: Sabeco là 13% yoy, Habeco là 7% yoy và Heineken là 15% yoy.
Ban lãnh đạo SAB cho rằng việc thực hiện gắt gao Nghị định 100 về Nồng độ cồn cũng gây áp lực lên người tiêu dùng.
IV. Cách mua cổ phiếu SAB an toàn, nhanh chóng
Cổ phiếu SAB hiện được niêm yết trên sàn HOSE (Cách mua cổ phiếu SAB an toàn, nhanh chóng). Để mua cổ phiếu của SABECO, nhà đầu tư cần mở tài khoản chứng khoán và nạp tiền vào tài khoản để giao dịch.
Khi đầu tư cổ phiếu, ưu tiên ban đầu là tìm 1 bảng giá chứng khoán dễ nhìn, dễ giao dịch, sau đó thực hiện các bước sau đây:
Bước 1: Bạn có thể mở tài khoản trực tiếp tại các công ty môi giới chứng khoán hoặc mở online.
Bước 2: Nộp tiền vào tài khoản chứng khoán: Ví dụ tại thời điểm này, cổ phiếu SAB có giá 12.000đ/cổ phiếu thì để mua 100 cổ phiếu bạn cần nạp 1.200.000đ vào tài khoản.
Bước 3: Đặt lệnh mua: Để mua cổ phiếu hiệu quả nhất, bạn nên đặt lệnh mua tại mức giá thấp nhất bên cột dư bán, có thể đặt lệnh giới hạn (có mức giá cụ thể) hoặc lệnh thị trường (mua với mức giá tốt nhất hiện tại).
Hy vọng qua những tin tức được TOPI tổng hợp có thể giúp các bạn nắm được tình hình hoạt động kinh doanh cũng như diễn biến giá cả của mã cổ phiếu SAB, nhận định xem có nên đầu tư hay không. Cổ phiếu SAB thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư do uy tín, tiềm năng phát triển, và chiến lược trả cổ tức hấp dẫn. Tuy nhiên, như với bất kỳ khoản đầu tư nào, việc nắm vững thông tin và phân tích kỹ lưỡng là quan trọng để đảm bảo quyết định đầu tư có thể mang lại lợi ích mong muốn.
Bất chấp sự hậu thuẫn từ đại gia ThaiBev, ông lớn ngành bia - rượu - nước giải khát Sabeco (SAB) đang vấp phải những biến số khó lường trong nhiều năm qua, giá cổ phiếu về vùng đáy lịch sử...
Giá cổ phiếu SAB lao dốc, đặc biệt là đợt giảm mạnh vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021, ánh hào quang của những tháng cuối năm 2017 ngày càng xa dần.
Kể từ thời điểm Bộ Công thương thoái vốn vào tháng 12/2017 với giá “khủng” 320,000 đồng/cp, tương đương giá 160,000 đồng/cp sau điều chỉnh do thưởng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 vào tháng 9/2023, đến nay cổ phiếu SAB chưa một lần chạm đến vùng cao lịch sử đó, thậm chí còn đang giao dịch tại vùng thấp nhất từ khi niêm yết, quanh mức 58,000 đồng/cp.
Cổ phiếu về đáy, người chịu thiệt nhất chính là người mua ngay đỉnh, mà không ai khác chính là ThaiBev. So sánh giữa giá mua (đã điều chỉnh) 160,000 đồng/cp và giá hiện tại 58,000 đồng/cp, giảm đến 64%, tương ứng khoản đầu tư hơn 110 ngàn tỷ đồng tạm thời chỉ còn khoảng 40 ngàn tỷ đồng sau hơn 6 năm.
Cơ cấu cổ đông của Sabeco tính đến 2023
Thị phần giảm, kết quả kinh doanh qua thời đỉnh cao
Mức giá thấp kỷ lục này của SAB phản ánh của kết quả kinh doanh đã qua thời đỉnh cao. Quý 4/2023, lại thêm một quý kinh doanh ảm đạm của Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) khi doanh thu chỉ ở mức 8.5 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận ròng 947 tỷ đồng, giảm lần lượt 15% và 9% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức lợi nhuận quý thấp nhất của “ông lớn” ngành bia Việt Nam 2 năm qua.
Cả năm 2023, Sabeco mang về gần 30.5 ngàn tỷ đồng doanh thu và hơn 4.1 ngàn tỷ đồng lãi ròng, giảm 13% và 21% so với năm trước. Công ty cho biết, do sự cạnh tranh gay gắt, nhu cầu tiêu dùng, kinh tế trong nước suy thoái cùng với việc thực hiện chặt chẽ Nghị định 100 khiến doanh thu giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận.
So với kế hoạch, SAB chỉ hoàn thành được 76% chỉ tiêu doanh thu và 74% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Diễn biến doanh thu và lãi ròng của Sabeco giai đoạn 2017 - 2023
Nhìn rộng cho cả chu kỳ từ thời điểm người Thái tiếp quản, tình hình kinh doanh của Sabeco trải qua nhiều thăng trầm, đã có lúc liên tục tăng trưởng để chạm đến đỉnh cao vào năm 2019, nhưng sau đó nhiều thay đổi ập đến khiến doanh nghiệp này dần mất thị phần.
Sabeco phần nào vẫn cho thấy dáng dấp của một ông lớn, có khả năng xoay xở trước khó khăn khi hiệu quả kinh doanh duy trì biên lãi ròng trung bình khoảng 14%, riêng biên lãi gộp thậm chí còn tăng lên khoảng 30%.
Dù vậy, hình bóng về một Sabeco chễm chệ đứng đầu ngành bia, tìm kiếm những đỉnh cao kinh doanh mới đã lâu chưa tái xuất hiện.
Đòn giáng mạnh của Nghị định 100 và đại dịch COVID-19
Sự suy thoái chung của nền kinh tế do ảnh hưởng của COVID-19 đã tác động không nhỏ đến sức mua của người tiêu dùng, ngành bia không ngoại lệ. Mặt khác, sự thiếu hụt nguồn cung bia do dịch bệnh, thiên tai cùng với nguyên vật liệu tăng giá, kéo theo chi phí sản xuất tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bia.
Về mặt chính sách, quy định siết chặt nồng độ cồn của người tham gia giao thông khiến việc tiêu thụ bia khó khăn hơn.
Thị phần bia tại Việt Nam giai đoạn 2017 - 2021
Thực tế khó khăn là với tất cả, nhưng bản thân Sabeco cho thấy chính họ đang suy yếu so với các đối thủ, biểu hiện qua việc thị phần bia Sabeco có xu hướng giảm dần, không còn giữ được mức trên 40%, để rồi liên tiếp bị Heineken vượt mặt từ năm 2020.
Các sản phẩm bia của Sabeco chiếm khoảng không gian khiêm tốn trên kệ tại một siêu thị lớn ở TPHCM, xung quanh có rất nhiều dòng sản phẩm của các thương hiệu khác - Ảnh: Huy Khải
Quay về giai đoạn 2018 - 2019, dưới sự hậu thuẫn từ người Thái, Sabeco liên tiếp tăng trưởng, xác lập mức đỉnh lịch sử vào năm 2019, với doanh thu gần 37.9 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận ròng lần đầu vượt hơn 5 ngàn tỷ đồng. Cũng trong năm đó, Sabeco tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon, bao gồm Bia Saigon Special, Bia Saigon Lager, Bia Saigon Export và sản phẩm bia lon 333.
Nhưng niềm vui không tồn tại lâu. Đến tháng 1/2020 - thời điểm Nghị định 100/2019/NĐ-CP chính thức có hiệu lực - phạt nặng những người đã sử dụng rượu bia khi lái xe, đã giáng đòn mạnh, gây choáng váng cho các doanh nghiệp ngành bia. Thêm vào đó, việc giãn cách xã hội, đóng cửa hàng quán và du lịch nội địa lẫn quốc tế đã tạo áp lực lớn lên kết quả kinh doanh.
Trong 2 năm (2020 và 2021), doanh thu Sabeco giảm 7% và 22% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 28 ngàn tỷ đồng và gần 26.4 ngàn tỷ đồng. Lãi ròng cũng giảm lần lượt 26% và 6%, chỉ còn hơn 4.7 ngàn tỷ đồng năm 2020 và gần 3.7 ngàn tỷ đồng năm 2021.
Dù thực tế kết quả phản ánh khó khăn, không thể phủ nhận những nỗ lực của Sabeco trong giai đoạn này. Năm 2020, Công ty đánh dấu kỷ niệm 145 năm thành lập bằng chuỗi hoạt động, bao gồm tổ chức chương trình chạy tiếp sức “Lên cùng Việt Nam”, ra mắt 2 sản phẩm mới là Bia Lạc Việt và Bia Saigon Chill, ra mắt thiết kế mới của Bia Saigon Gold. Năm 2021, một số chuỗi hoạt động cộng đồng tiếp tục được thực hiện, đồng thời ra mắt bộ sưu tập “Bản sắc Việt” và phiên bản lon giới hạn của Bia Saigon Lager.
Sự khởi sắc tưởng chừng đã quay trở lại sau một năm 2022 tăng trưởng 42% doanh thu và 33% lãi ròng, nhờ nhu cầu tiêu thụ bia tăng trở lại sau dịch bệnh, nhưng thực tế lại trở về “mặt đất” khi năm 2023 khép lại, doanh thu và lãi ròng giảm lần lượt 13% và 21%, còn gần 30.5 ngàn tỷ đồng và hơn 4.1 ngàn tỷ đồng. Nếu bỏ qua năm 2021, con số lợi nhuận này thấp hơn năm 2018 - mức trước khi COVID-19 xuất hiện.
Nhìn chung cả giai đoạn qua, doanh thu của Sabeco có chiều hướng suy giảm, dẫn đến việc đẩy mạnh chi phí bán hàng để duy trì sự cạnh tranh, đặc biệt ở khoản quảng cáo và khuyến mãi. Hệ quả là chi phí bán hàng tăng liên tục qua các năm, đặc biệt là trong năm 2022 tăng lên đến 29%. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần do đó cũng ngày một tăng lên, chiếm đến 15% trong năm 2023 vừa qua.
Xu hướng tăng chi phí bán hàng của Sabeco
Không chỉ đối mặt với nhiều khó khăn, Sabeco còn chịu ảnh hưởng khi mặt hàng kinh doanh chủ lực không được áp dụng mức giảm 2% thuế Giá trị gia tăng trong nửa cuối năm 2023, theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP, do là hàng hóa chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt.
Trong thời gian tới, ngoài những áp lực đang tồn tại, Sabeco nói riêng và cả ngành bia rượu nói chung sẽ còn đối mặt thêm khó khăn, trong đó có việc tiếp tục nằm trong danh sách không được giảm 2% thuế Giá trị gia tăng đến hết tháng 6/2024, theo Nghị định 94/2023/NĐ-CP.
Một vấn đề khác cũng đáng lưu ý là việc nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và/hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Đây là một trong những quy định trong dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, diễn ra vào ngày 29/11/2023 tại Hà Nội.
Thay đổi lớn của ngành bia rượu thế giới
Theo báo cáo về doanh thu phân khúc thị trường bia tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2027 do Statista thực hiện, doanh thu thị trường bia Việt Nam dù có sự hồi phục để đạt 7.1 tỷ USD, nhưng vẫn chưa thể nào quay về mốc trước đại dịch COVID-19.
Còn theo ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), thị trường tiêu thụ trong nước giảm mạnh là một tín hiệu rõ ràng cho thấy sự suy giảm trong ngành tiêu thụ đồ uống có cồn trên toàn cầu.
Thực tế là không riêng Việt Nam, ngành bia rượu trên thế giới cũng đang trải qua giai đoạn khó khăn, trước sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và các quy định ngày càng chặt chẽ hơn của các quốc gia.
Theo báo cáo của Forbes, lượng tiêu thụ bia tại Mỹ đã giảm xuống dưới 200 triệu thùng lần đầu tiên kể từ năm 1999. Thậm chí vào năm 2022, lần đầu tiên thị phần bia giảm xuống đứng thứ hai sau rượu - điều chưa từng xảy ra trước đây tại xứ sở cờ hoa.
Forbes cho rằng, thế hệ Z (những người sinh từ năm 1997 - 2012) hiện nay tiêu thụ rượu bia ít hơn khoảng 20% so với thế hệ Y (những người sinh từ năm 1981 - 1996); đồng thời xu hướng tiêu thụ không cồn (NoLo - No and Low Alcohol) ngày càng phổ biến, kéo theo sự giảm sút trong nhu cầu tiêu thụ đồ uống có cồn.
Xu thế này không chỉ dừng lại ở quan điểm người tiêu dùng thay đổi mà cơ quan quản lý các nước từ lâu cũng đã siết chặt hơn trong việc quản lý các sản phẩm rượu, bia.
Ở nước láng giềng với Việt Nam, rượu bia chỉ được bán trong các khung giờ 11 giờ - 14 giờ và 17 giờ - 24 giờ tại Thái Lan, còn lại chỉ được phép bán tại các sân bay quốc tế và các điểm vui chơi giải trí đăng ký hợp pháp. Các trường hợp vi phạm sẽ chịu các mức phạt tương ứng tùy theo mức độ, có thể phạt tiền thậm chí phạt tù. Ngoài ra, các cửa hàng trong phạm vi 300m từ trường đại học, trường dạy nghề đã chịu lệnh cấm bán rượu từ năm 2016.
Một số quốc gia khác tại châu Á cũng có quy định gắt gao về độ tuổi được phép sử dụng rượu. Có thể kể đến như phải đủ 21 tuổi tại Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE); đủ 18 hoặc 21 tuổi, tùy theo bang, tại Ấn Độ. Còn tại Trung Quốc, quy định cấm bán rượu bia cho người dưới 18 tuổi đã được ban hành từ năm 2006.
Tại Mỹ, người mua bia rượu phải xuất trình ID (căn cước) và chỉ có người trên 21 tuổi mới được phép mua rượu. Các lệnh tương tự cũng áp dụng ở các quốc gia thuộc khối EU, nhưng độ tuổi giới hạn có phần khác nhau, trung bình khoảng từ 16 đến 18 tuổi.
Các lệnh cấm cũng được quy định theo nồng độ cồn trong máu. Ngoại trừ một số quốc gia áp dụng mức chung cho tất cả, đa số quốc gia đều chia giới hạn nồng độ cồn theo đối tượng, bao gồm mức chuẩn, người lái xe thương mại (taxi, xe buýt, lái xe thuê) và người mới lái xe.
Các sản phẩm có cồn bị siết chặt, xu hướng đồ uống không cồn có thể là một trong những lựa chọn hợp lý. Nhiều tập đoàn nước giải khát hàng đầu thế giới đã cho ra mắt các sản phẩm bia không cồn, qua đó cạnh tranh trực tiếp với ngành bia rượu truyền thống. Điển hình là Anheuser Busch Inbev (AB Inbev) - công ty bia lớn nhất thế giới cũng cho biết đã phải chuyển hướng kinh doanh đồ uống không cồn.
Công ty Cổ phần Vinhomes (VHM) có tiền thân là Công ty Cổ phần Đô thị BIDV-PP được thành lập năm 2008. Công ty hoạt động trong lĩnh vực phát triển, chuyển nhượng, vận hành và khai thác bất động sản nhà ở phức hợp. VHM là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực phát triển và chuyển nhượng bất động sản nhà ở. Hiện nay, Vinhomes đã đưa vào vận hành 27 khu đô thị tại bảy tỉnh thành trên cả nước, với hơn 97.200 căn hộ, biệt thự và nhà phố, phục vụ hơn 300.000 cư dân, tổng diện tích quỹ đất lên đến hơn 16.800 ha. VHM được niêm yết và giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ tháng 05/2018.