Nhắc đến Xuân Phương có thể không có nhiều người biết đến, nhưng bưởi Diễn lại cực kỳ phù hợp trồng tại Xuân Phương. Đất tại đây cho ra chất lượng quả không kém gì đất Diễn.

Xuân Phương đang ngày một phát triển

Do định hướng của thành phố, đường xá hạ tầng giao thông phát triển, kéo theo đó là nhiều chủ đầu tư bất động sản cũng tham gia phát triển các loại hình nhà ở, chung cư, liền kề trong vùng đã khiến giá đất ở Xuân Phương ngày càng tăng cao, thậm chí đã có tuyến đường được mệnh danh là "dát vàng" tại Xuân Phương. Hiện tại đang có 4 tuyến đường sắp được triển khai giúp kết nối với những phường, quận trong khu vực dễ dàng hơn.

Ngoài ra, qua bên kia đại lộ Thăng Long là khu vực Tây Mỗ - Đại Mỗ cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, có thể kể đến như khu đô thị Vinhomes Smart City, Imperia Smart City hay Geleximco. Có thể nói, bất động sản phía Tây đang được nâng cấp cực kỳ mạnh mẽ, mặc dù năm 2020 vừa qua đã kìm hãm đà phát triển của khu vực nhưng trong tương lai gần, Tây Hà Nội sẽ rất sầm uất và sôi động.

Đường Lê Văn Lương dài 1.520m, rộng 40m. Từ đầu cầu Hòa Mục (đường Láng Hạ kéo dài) đến đường Khuất Duy Tiến.

Đường Lê Văn Lương dài 1.520m, rộng 40m.

Từ đầu cầu Hòa Mục (đường Láng Hạ kéo dài) đến đường Khuất Duy Tiến.

Đường đi qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân, trụ sở Kho bạc Nhà nước, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân và các khu chung cư cao tầng. Điểm cuối là Xí nghiệp M32 của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Đất xã Trung Hòa và Nhân Chính, huyện Từ Liêm trước đây.

Nay thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.

Tên đường mới đặt tháng 8/2005.

Lê Văn Lương (1912 - 1995), tên thật là Nguyễn Công Miều quê ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Do sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927 ông tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 1/1930 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và vào Nam hoạt động “vô sản hóa” trong phong trào công nhân Sài Gòn. Tháng 3/1931, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, rồi bị chúng kết án tử hình. Sau đó do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ buộc thực dân Pháp phải giảm án xuống chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Trong tù ông tiếp tục hoạt động, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ nhà tù Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được đón về Nam Bộ, được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1/1946, ông được điều động ra miền Bắc phụ trách báo “Sự thật”, nhà xuất bản Sự thật. Từ năm 1947 ông được phân công giữ chứng Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1951, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Năm 1954 là Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1956 được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả Ngạn. Năm 1957 ông là Trưởng ban Tổ chức Trung ương.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Thường trực Ban Bí thư. Năm 1973 kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Từ năm 1976 đến năm 1985, ông được tái bầu vào Ban chấp hành Trung ương, là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng năm 1989, và nhiều huân chương cao quý khác.

Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m. Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển - Hà Đông.

Đường Kim Giang dài 3.000m, rộng 6-7m.

Nối tiếp phố Khương Đình, chạy bên bờ tây sông Tô Lịch, qua khu nhà ở Kim Giang, hết địa phận quận Đống Đa, đi tiếp qua hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, đến cầu Bươu trên đường Văn Điển – Hà Đông.

Đường Kim Giang vốn là đất của một thôn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì.

Nay thuộc 2 phường Kim Giang, Hạ Đình quận Thanh Xuân và hai xã Đại Kim, Thanh Liệt huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Kim Giang vốn là một trng ba thôn hợp thành thôn Kim Lũ (tên nôm là Lủ): Kim Giang, Kim Lũ, Kim Văn, tên nôm là Lủ Cầu, Lủ Trung, Lủ Văn. Gọi Kim Giang là Lủ Cầu vì ở đây có cầu bắc qua sông Tô Lịch sang xã Định Công. Thôn này thờ Từ Vinh, là cha của Từ Đạo Hạnh, vì Từ Vinh bị Đại Điên chém làm 3 khúc ném xuống sông Tô, đầu dạt vào làng Mọc Thượng Đình, phần chân dạt vào Lủ Cầu và thân mình vào làng Pháp Vân. Cho nên vùng này có câu ca: “Làng Mọc thờ đầu, Lỷ Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ mình”.

Nay khu tập thể Kim Giang gồm 8 khu nhà trở thành một phường Kim Giang – vốn là cánh đồng của thôn này.

Đền Kim Giang cũng được gọi là đền Lủ Cầu, hiện trên đường Kim Giang. Đình, đền, chùa đều nằm trên cùng một khu vực. Đền thờ bà Lê Ngại Mỵ Châu, người đã sinh ra Mạo Giáp Hoa. Đình Kim Giang còn gọi là đình Lủ Cầu, thờ tướng Mạo Giáp Hoa sinh vào thời Lê Anh Tông (1557 – 1573) có công đánh giặc Chiêm Thành.

Đình, đền, chùa Kim Giang được xếp hạnh di tích lịch sử văn hóa năm 1989.